Phụ Nữ Sức Khỏe

Bị sởi khi mang thai có nguy hiểm không?

Sởi là một căn bệnh rất dễ dẫn đến biến chứng và với phụ nữ mang thai cũng không ngoại lệ. Khi bị sởi, mẹ bầu có nguy cơ bị bội nhiễm do hệ miễn dịch suy giảm, từ đó dễ gây ra các bệnh như: viêm phổi, viêm đường tiết niệu,.. Trong đó, thai nhi bị suy do thiếu oxy vì viêm phổi làm giảm sút chức năng này của phổi.

Nếu mẹ bị sởi mà kèm theo sốt thì thân nhiệt của mẹ sẽ luôn ở mức 39 – 40 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ ở buồng tử cung thường cao hơn thân nhiệt mẹ từ 1 – 1.5 độ C. Tức là khi mẹ sốt cao, thai nhi sẽ phải sống trong môi trường có nhiệt độ lên tới 40 – 41,5 độ C. Mức nhiệt này tác động trực tiếp tới sự phát triển của thai, làm cho thai nhi dễ bị chết lưu hoặc sảy thai.

Những nguy hiểm khi bà bầu mắc sởi

Nếu trẻ em khi mắc sởi thường có biến chứng bội nhiễm đường hô hấp dẫn tới suy hô hấp nặng thì ở người lớn thường là biến chứng viêm não. Khi nhiễm sởi, bà bầu có thể bị bội nhiễm do hệ miễn dịch suy giảm và từ đó dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm đường tiết niệu... Đặc biệt, viêm phổi kẽ hết sức nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến việc hô hấp của cơ thể người mẹ, gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi.

Khi mắc sởi bà bầu thường có dấu hiệu đó là sốt cao, điều này sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Trong buồng tử cung nhiệt độ luôn ở mức cao hơn cơ thể người mẹ từ 1-1,5 độ C.

Bệnh sởi sẽ ảnh hưởng tới thai nhỉ tuỳ thei thời điểm mà người mẹ nhiễm sởi:

- Trong ba tháng đầu bị sởi nguy cơ thai nhi dị dạng hoặc sẩy thai rất cao, sinh con nhẹ cân hoặc thậm chí dị tật.

- Trong ba tháng giữa nguy cơ dị dạng thai ít hơn, nhưng vẫn có thể gây thai lưu, sẩy thai.

- ba tháng cuối nguy cơ gây dị dạng thai không cao nhưng có thể khiến mẹ bầu phải đẻ non hoặc thai chết lưu.

Đối với người bình thường, bệnh sởi có thể khiến người lớn bị viêm não và trẻ em có nguy cơ bội nhiễm đường hô hấp dẫn tới suy hô hấp nặng. Đối với phụ nữ mang thai, sởi vừa tác động đến sức khỏe của thai phụ và còn còn gây tác động  nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Lý do khiến bệnh sởi trở nên nguy hiểm đối với bé yêu của bạn đó là vì khi virut sởi tấn công vào hệ miễn dịch làm cho chúng yếu đi thì cơ thể mẹ sẽ chống lại bằng cách “gây sốt”.

Trong buồng tử cung nhiệt độ luôn ở mức cao hơn cơ thể người mẹ từ 1-1,5 độ C. Nếu bà mẹ bị sốt 39-40 độ C cũng có nghĩa em bé phải chịu đựng nhiệt độ trong tử cung ở mức 40-40,5 độ C. Mức nhiệt độ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của thai nhi và có khả năng sảy thai hoặc khiến thai chết lưu.

Bà bầu cần làm gì để phòng bệnh sởi?

Trong thời gian mang bầu, sức đề kháng của cơ thể mẹ thấp nên rất dễ nhiễm vi khuẩn, virus, đặc biệt là khi có dịch sởi. Mà dịch sởi có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Chính vì vậy, mẹ không nên chủ quan mà cần phòng ngừa sởi ngay từ thời điểm trước khi mang thai. Việc phòng tránh sởi vô cùng đơn giản, trước tiên là bà mẹ nên tiêm phòng sởi trước khi mang thai. Vì vắc xin ngừa sởi được chế tạo từ những vi khuẩn sổng nên mẹ bầu cần tiêm trước thời điểm dự định “có em bé” ít nhất là ba tháng. Điều đó sẽ giúp cho cơ thể mẹ tạo ra đầy đủ kháng thể chống virus sởi.

– Phụ nữ có thai nên tiêm ngừa trước ít nhất ba tháng để cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virut.

– Giữ vệ sinh thân thể và phòng ốc giúp tăng khả năng phòng các loại bệnh truyền nhiễm.

– Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng có tác dụng diệt khuẩn để ngăn chặn sự xâm nhập của các loại virut.

– Đeo khẩu trang y tế chuyên dụng khi đi ra khỏi nhà, đến chỗ đông người.

– Luôn vệ sinh sát trùng mũi họng bằng nước muối sinh lý.

Phụ nữ trước khi sinh con cần được tiêm phòng sởi như một mũi tiêm quan trọng để tránh được căn bệnh có ảnh hưởng đến thai nhi này.

Theo Nguyễn Thu Hiền/Vietnamnet

Tin liên quan

Bị 'soi' bụng phẳng lì dù mang thai hơn 6 tháng, Hà Anh phản ứng đầy bất ngờ

Siêu mẫu Hà Anh đã có lời đáp trả sau khi bị dân mạng "soi" mang thai hơn 6 tháng...

Mang thai mà ăn đu đủ chín mẹ lợi đủ đường

Lợi ích không ngờ từ quả đu đủ chín đối với sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi khiến bất...

Đau bụng khi mang thai, khi nào là nguy hiểm?

Đau bụng khi mang thai không phải hiện tượng hiếm nhưng trong nhiều trường hợp, đau bụng có thể là...

Phụ nữ mang thai có mắc sốt xuất huyết không, xử lý thế nào?

Bệnh sốt xuất huyết đang bước vào đợt cao điểm và trong số các đối tượng mắc bệnh, phụ nữ...

Tập thể dục thường xuyên khi mang thai rút ngắn thời gian chuyển dạ 50 phút

Nghiên cứu mới cho thấy những phụ nữ tập thể dục thường xuyên trong suốt thời kỳ mang thai nhiều...

Phụ nữ mang thai ăn bao nhiêu trứng gà là đủ?

Nhiều người chỉ biết trứng gà tốt cho sức khỏe mọi người, đặc biệt bổ dưỡng cho phụ nữ mang...

Những quan điểm kiêng kị "trời ơi đất hỡi" khi mang thai 3 tháng đầu thời "ông bà anh"

Không chỉ cần kiêng cữ cẩn thận trong ăn uống, đi lại, sinh hoạt, ông bà xưa còn nhắc nhở...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

1 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

1 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

1 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

16 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

16 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

16 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

20 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

20 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

20 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình