Mẹ nên làm gì khi trẻ 1 tháng tuổi bị sốt?
Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ dưới 1 tháng tuổi bị sốt
Nhiệt độ cơ thể bình thường của trẻ sơ sinh dao động trong khoảng 36 – 37 độ C. Khi trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị sốt trên 37 độ, cha mẹ nên chú ý tìm hiểu rõ nguyên nhân.
Trẻ sơ sinh có sức khỏe và sức đề kháng yếu ớt, thế nên chỉ một sự thay đổi nhỏ từ môi trường cũng có thể khiến bé bị bệnh. Một số nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng này là:
Sốt do nhiễm vi khuẩn
Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị sốt có thể là do vi khuẩn bên ngoài môi trường vào cơ thể qua đường hô hấp và đường tiêu hóa của trẻ từ người nhiễm bệnh hoặc vi khuẩn có trong môi trường.
Khi thấy trẻ 1 tháng tuổi bị sốt, mẹ cần lưu ý sốt có thể là do các bệnh kiết lỵ, viêm phổi hoặc viêm tai giữa… cũng gây triệu chứng lâm sàng là cảm, sốt.
Sốt sau tiêm phòng
Đối với những mũi tiêm trong những tháng đầu đời, hầu hết các trẻ đều có dấu hiệu sốt sau tiêm do phản ứng phụ với thuốc. Trong đó, lao và viêm gan B là những vacxin được tiêm ngay khi trẻ chào đời, trẻ thường bị sốt nhẹ sau khi tiêm từ 1 – 2 ngày và nhanh chóng hết ngay sau đó.
Trẻ 1 tháng tuổi bị sốt virus
Nguy hiểm là khi trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị sốt trên 38 độ. Giai đoạn này, trẻ vẫn đang hình thành hệ miễn dịch và sốt cao quá mức có thể gây ra những nguy hiểm nhất định đến não bộ của con.
Trẻ 1 tháng tuổi bị sốt về đêm, sốt quá cao trên 38.5 độ C là một trong các dấu hiệu đặc trưng của sốt virus. Trẻ sốt cao liên tục trong nhiều ngày liền kèm theo các triệu chứng về hô hấp như: Sổ mũi nhiều, kích thích vùng hầu họng, gây đỏ, khiến bé khó chịu, quấy khóc, có cảm giác bé nuốt vướng, nôn trớ.
Trẻ đau mình mẩy, quấy khóc, chạm vào tỏ ra khó chịu, ở trẻ lớn thì đau cơ bắp. Một vài trường hợp sốt virus dẫn đến viêm đỏ kết mạc mắt, có ghèn mắt, chảy nhiều nước mắt, cha mẹ cần hết sức lưu ý các biểu hiện của con.
Lúc này mẹ nên chú ý hơn vì có thể bé đã mắc một số bệnh nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết hay sốt siêu virus…
Cách nhận biết trẻ 1 tháng tuổi bị sốt
Thông thường, nếu muốn biết trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có sốt hay không, ta thường dùng tay đo nhiệt độ trán bé để ước lượng thân nhiệt. Hiển nhiên, nếu người bé nóng hơn có nghĩa là bé đã sốt nhưng trẻ sơ sinh thì khác, đôi khi nhiệt độ của bé tăng nhẹ, rất khó để cảm nhận cũng như nền nhiệt cơ bản của trẻ sơ sinh thấp hơn người lớn.
Thay vì dùng tay mẹ để dự đoán nhiệt độ cơ thể bé, mẹ hãy sử dụng nhiệt kế. Đây là cách kiểm tra thân nhiệt của trẻ sơ sinh chính xác nhất.
Trường hợp trẻ sốt hơn 38 đến 39 độ C, đặc biệt nếu thân nhiệt bé tăng lên 40 độ C kèm theo co giật thì nên đưa trẻ đến bác sĩ càng nhanh càng tốt.
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Làm gì khi trẻ 1 tháng tuổi bị sốt là băn khoăn của các bậc phụ huynh khi lần đầu làm cha mẹ. Nếu trẻ chưa đủ 1 tháng tuổi thì không nên cho bé uống kháng sinh, chỉ nên chăm sóc tại nhà nếu bé sốt nhẹ hoặc tốt nhất là đưa con đến bác sĩ. Để giúp trẻ hạ sốt, mẹ hãy lưu ý những việc sau:
Nới lỏng quần áo
Những trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị sốt thường có dấu hiệu bị lạnh, nhiều mẹ sợ bé lạnh nên sẽ mặc quần áo dày, đắp thêm chăn cho con nhưng không biết điều này sẽ càng làm cơ thể con nóng hơn.
Nếu trời lạnh, mẹ chỉ cần đắp cho bé một chiếc chăn mỏng, nếu trời nóng hãy lau người bé và để bé thoáng mát, nới lỏng tã, quần áo để nhiệt thoát ra ngoài.
Cung cấp sữa mẹ đầy đủ
Những trẻ sơ sinh dưới 6 tháng sẽ không được uống thêm nước, vì vậy mẹ nên cho con bú nhiều hơn để bé không bị mất nước khi người ra nhiều mồ hôi. Khi con bị sốt thì việc xử lý vẫn theo nguyên tắc chung là kiểm soát nhiệt độ cho con, hạ sốt và cho con đi khám ngay.
Dùng nước ấm lau người cho trẻ
Nhiều bậc phụ huynh cho rằng con sốt thì không nên tắm nhưng thực chất việc cho trẻ tắm với nước ấm (tắm nhanh hay chỉ lau qua người) sẽ giúp bé hạ nhiệt hiệu quả, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé.
Mẹ hãy dùng khăn nhúng nước ấm để lau người cho bé, nước nóng và nước lạnh theo tỷ lệ 60:50. Lau mình cho trẻ không những giúp bé hạ sốt mà còn giúp con cảm thấy dễ chịu hơn. Vì khi lau ấm làm cho lỗ chân lông giãn nở để thoát nhiệt ra ngoài từ đó giúp cơ thể bé hạ nhiệt.
Tuyệt đối không dùng nước quá nóng để lau, điều này sẽ gây tác dụng ngược, càng làm con sốt cao hơn. Khi lau mát gây co mạch làm cho cơ thể giữ nhiệt hơn, dễ gây nguy hiểm cho bé. Nhiệt độ nước tốt nhất nên thấp hơn thân nhiệt hiện tại của con từ 2 – 3 độ C.
Tập trung lau người cho bé, đặc biệt là vị trí nách, bẹn, giúp giãn mạch máu làm thân nhiệt giảm xuống, không nên đắp khăn ướt lên ngực trẻ vì nguy cơ viêm phổi.
Sau khi lau người 30 phút, mẹ hãy đặt bé vào phòng kính, không gió để nhiệt trong người được bốc hơi. Tránh bật điều hòa hoặc để bé ngồi trước quạt sẽ khiến con bị lạnh và sốt cao thêm.
Khi nào nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt?
Trường hợp trẻ sốt dưới 38.5 độ C chưa cần dùng tới thuốc hạ sốt, chỉ cần dùng các biện pháp vật lý, lau mát cách khoảng 15 phút một lần tới khi trẻ hết sốt, nới lỏng quần áo, mặc đồ thoáng mát, cho trẻ bú theo nhu cầu và tăng số lần bú.
Trường hợp trẻ sốt trên 38.5 độ C nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt và kết hợp với các phương pháp vật lý giúp trẻ hạ sốt như ở trường hợp sốt nhẹ. Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để xác định được nguyên nhân và được bác sĩ kê các loại thuốc hạ sốt, liều lượng phù hợp với trẻ.
Trẻ sốt trên 39 độ C có thể dẫn đến co giật do sốt cao. Với trường hợp này bố mẹ cần phải cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhanh (thuốc đặt hậu môn). Nếu trẻ xuất hiện co giật, hãy dùng một khăn mềm vào miệng cho trẻ đề phòng trẻ cắn vào lưỡi, cần phải nhanh chóng hạ sốt ngay, cởi bớt quần áo cho trẻ và lau mát liên tục.
Thuốc hạ sốt dùng cho trẻ em
Trong tủ thuốc gia đình nên dự trữ một số loại thuốc trong đó có thuốc hạ sốt dùng cho trẻ. Hoạt chất hạ sốt hay được sử dụng nhất là paracetamol (hay gọi là acetaminophen) và ibuprofen. Tuy nhiên paracetamol là loại thuốc được lựa chọn ưu tiên vì Ibuprofen không khuyến khích dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.
Tuyệt đối không dùng Aspirin để hạ sốt cho trẻ nhỏ. Chỉ nên dùng loại paracetamol đơn thuần: Trong thành phần chính của thuốc chỉ có paracetamol, không nên kết hợp thêm hoạt chất nào khác.
Có nhiều dạng chế phẩm phù hợp với trẻ sơ sinh như dạng gói bột có nhiều hương vị, dạng siro hoặc loại đặt hậu môn. Nên lựa chọn các loại thuốc có hàm lượng 80mg, 150mg và 250mg cho trẻ, sử dụng tùy theo cân nặng của từng trẻ.
Chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ khi trẻ sốt trên 38.5 độ C. Liều lượng khi cho trẻ uống mỗi lần sốt là từ 10 - 15 mg/kg cân nặng. Khoảng cách giữa 2 lần sử dụng thuốc ít nhất là từ 4 - 6 giờ nếu trẻ còn sốt. Tổng liều sử dụng không được quá 60mg/kg/24giờ.
Trường hợp sốt cao, bé không thể uống thuốc có thể cân nhắc đến việc cho hạ sốt bằng thuốc nhét hậu môn, cần tiến hành nhẹ nhàng, để tránh làm tổn thương vùng hậu môn. Lưu ý viên đặt hậu môn có tác dụng hạ sốt chậm hơn so với dạng gói bột.
Chú ý hạn sử dụng của thuốc, đảm bảo cho trẻ uống thuốc còn hạn sử dụng.
Tuy nhiên, hầu hết trẻ em nào cũng hay gặp phải tình trạng sốt, nhưng trẻ 1 tháng tuổi bị sốt thường khiến các bậc phụ huynh rất lo lắng hơn cả. Một số gia đình vội vàng cho bé uống thuốc khi chưa cần thiết, việc lạm dụng việc sử dụng thuốc hạ sốt không tốt cho trẻ. Tốt nhất mẹ nên thực hiện các biện pháp hạ sốt vật lý và mang con đến bệnh viện chữa trị.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...