Tại sao trẻ sơ sinh bị khô môi?

Làn da của trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm và mỏng manh, đôi môi cũng không ngoại lệ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khô môi.

Tình trạng trẻ sơ sinh bị khô môi, nứt nẻ rất hay gặp phải vì nhiều nguyên nhân khác nhau - Ảnh minh họa: Internet

Mẹ cho con bú sai cách

Bé yêu bị khô môi, nứt môi do động tác bắt vú sai. Lúc đó, bé chỉ ngậm núm vú mà không ngậm cả quầng vú, nó làm bé hút ít sữa hơn và mất nhiều sức.

Hay khi bé bú bình và không ngậm đúng khớp khiến da môi ma sát nhiều với núm ti, gây nên hiện tượng môi trẻ sơ sinh bị khô và bong da.

Thời tiết khô hanh

Một nguyên nhân cực kỳ phổ biến dẫn đến tình trạng môi bé bị nứt nẻ là do thời tiết lạnh, quá khô, độ ẩm trong không khí giảm xuống thấp, nhất là những ngày mùa đông. Vào khoảng thời gian này, bờ môi sẽ trở nên khô cứng, lớp da bên ngoài khô lại. Đây cũng là lý do tại sao ở những vùng khí hậu lạnh, bé thường hay bị nứt nẻ môi.

Thiếu chất

Trẻ bị khô môi thiếu chất gì cũng là câu hỏi nhiều phụ huynh thắc mắc. Có thể do cơ thể thiếu vitamin B, đặc biệt là vitamin B2 làm con dễ bị khô môi.

Trẻ sơ sinh bị khô môi thiếu chất gì? Nguyên nhân có thể là do trẻ thiếu vitamin nhóm B - Ảnh minh họa: Internet

Thiếu nước

Trẻ sơ sinh không cần phải bổ sung nước bên ngoài, đây có thể là do lượng nước trong sữa không cung cấp đủ cho bé dẫn tới hiện tượng khô môi.

Tác dụng phụ của thuốc

Môi nứt nẻ còn do tác dụng phụ của thuốc. Do vậy, nếu bé đang sử dụng thuốc mà gặp tình trạng này thì bạn hãy trao đổi với bác sĩ nhi khoa của mình.

Trẻ thường xuyên liếm môi

Một điều khiến nhiều người dễ hiểu lầm là liếm môi sẽ khiến môi đỡ nứt nẻ hơn. Tuy nhiên, nước bọt rất nhanh dễ bay hơi sau khi liếm, và điều này khiến cho đôi môi của bé mất đi độ ẩm tự nhiên, gây ra tình trạng nứt nẻ.

Bệnh Kawasaki

Đây là bệnh hiếm gặp xảy ra ở trẻ em và liên quan đến viêm mạch máu. Trong trường hợp này, trẻ sẽ bị khô môi kéo dài hằng tuần mà không hề cải thiện. 

Bệnh Kawasaki là căn bệnh hiếm gặp ở trẻ sơ sinh vừa chào đời, bệnh gây ra tình trạng khô môi kéo dài - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ sơ sinh bị khô môi có sao không? Mặc dù đây là tình trạng không quá nghiêm trọng và không cần điều trị tại cơ sở y tế nhưng cha mẹ cũng không nên chủ quan.

Nếu chăm sóc trẻ sơ sinh khô môi không đúng cách sẽ khiến tình trạng nặng hơn như nứt nẻ, rỉ máu gây đau đớn khó chịu cho trẻ và làm cho trẻ biếng ăn, biếng bú. Vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị khô môi và chăm sóc đúng cách.

Cách chữa cho trẻ bị khô môi

Trẻ sơ sinh bị khô môi do bú sai cách

Ba mẹ nên xem lại cách cho trẻ bú đã đúng chưa. Việc bú đúng cách không chỉ ngăn ngừa tình trạng trẻ bị khô môi mà còn giảm tình trạng nuốt khí vào bụng, gây hiện tượng trào ngược dạ dày.

Trẻ sơ sinh cần được bú đúng cách để hạn chế tình trạng khô môi, nứt nẻ - Ảnh minh họa: Internet

Với những ai lần đầu làm mẹ, chắc sẽ không khỏi lúng túng để bé bú đúng cách. Hãy tham khảo các bước sau:

  • Tư thế cho con bú: Tùy mẹ có thể nằm hoặc ngồi. Đầu và thân bé phải nằm trên một đường thẳng. Bụng bé áp vào bụng mẹ. Mặt của bé quay vào vú của mẹ, mũi trẻ đối diện với núm vú. Mẹ đỡ toàn bộ cơ thể trẻ.
  • Cách cho trẻ ngậm vú: Miệng bé mở rộng, môi dưới hướng ra ngoài, cằm trẻ chạm nhẹ vào vú mẹ, trẻ ngậm núm vú và phần lớn nhũ hoa (phần quầng thâm quanh núm vú) trong miệng. Phần nhũ hoa lộ ra bên trên miệng nhiều hơn bên dưới miệng.

Đối với trẻ sơ sinh bị khô môi do bú bình, mẹ cần cho con bú đúng cách với vị trí ngậm đúng khớp bình để da môi không bị khô và tổn thương.

Bé bị khô môi do thời tiết

Khi bị khô môi, gia đình nên hạn chế cho bé nằm máy lạnh quá lâu. Nếu thời tiết hanh khô nên có một máy tạo ẩm trong phòng ngủ của bé.

Chăm sóc trẻ đúng cách sẽ giúp trẻ sơ sinh có đôi môi hồng hào, mềm mại - Ảnh minh họa: Internet

Bổ sung nước cho trẻ

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ cần cho trẻ bú đủ lượng sữa để tránh tình trạng trẻ bị thiếu nước. Trong vài tuần đầu đến vài tháng đầu đời, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường sẽ được cho ăn mỗi 1 – 3 giờ hoặc khoảng 8 – 12 lần trong 24 giờ.

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể bổ sung thêm nước lọc, nước hoa quả. Khi cho bé uống mẹ nhớ đừng để nước dính vào môi, sự bay hơi của nước trên môi sẽ làm bé thêm rát và khó chịu.

Bổ sung vitamin B

Vitamin B có nhiều trong các thực phẩm như trứng, sữa, gan hay đậu phộng…Trong trường hợp bé chưa ăn dặm, mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm này vào chế độ ăn của mình rồi cho trẻ bú.

Ngoài ra, còn có các biện pháp hữu hiệu khá để giúp bé yêu nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khô môi, chẳng hạn như:

Dầu dừa: Thành phần chính của dầu dừa là axit lauric, có khả năng làm mềm vết khô môi nhưng không ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Mẹ chỉ cần chấm một chút dầu dừa lên môi bé, thoa nhẹ và lặp lại nhiều lần trong ngày. 

Dầu dừa là một biện pháp dưỡng ẩm môi cho trẻ sơ sinh hiệu quả, an toàn - Ảnh minh họa: Internet

Một thỏi son dưỡng ẩm: Một trong những bí quyết để trẻ nhanh chóng khô môi là hãy sử dụng 1 thỏi son dưỡng ẩm làm mềm môi dành cho trẻ sơ sinh. Nó sẽ giúp đôi môi bé được giữ ẩm, không bị bong tróc da, vết nứt cũng nhanh chóng lành.

Vaseline: Được làm từ lanolin, vaseline có khả năng dưỡng ẩm mạnh mẽ cho đôi môi, từ đó giúp chữa lành vết nứt nhanh hơn. Ngoài ra, thành phần này rất lành tính cũng như tương đối an toàn, ngay cả khi em bé liếm hoặc nuốt phải.

Môi nứt nẻ, khô là vấn đề tương đối bình thường, rất lành tính và hầu như không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé. Mẹ có thể áp dụng những thông tin hữu ích trên về trẻ sơ sinh bị khô môi để điều trị cho bé yêu ngay tại nhà, trả lại cho trẻ đôi môi hồng hào, mềm mại.