Nội dung bài viết:
Tìm hiểu chung về mụn kê ở trẻ sơ sinh
Lần đầu làm mẹ, chắc chắn bạn sẽ không khỏi bối rối và lo lắng khi thấy trên da con xuất hiện những chấm nhỏ lạ.Hiện tượng mụn kê ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện lúc mới sinh hoặc vài tuần sau sinh. Mụn kê thường xuất hiện trên má, đôi khi ở trên trán, cằm, chân tay và cả lưng của trẻ.
Hình ảnh mụn kê ở trẻ sơ sinh dễ nhận biết bằng mắt thường, da trẻ có những hạt kê trông như những hạt mụn nhỏ li ti, vừa mềm vừa trắng ở mũi, cằm hoặc má thì bé đã mắc bệnh.
Những nốt mụn này có thể bị bao bọc bởi một vùng da hơi tấy đỏ và sẽ càng đỏ tấy hơn khi cơ thể bé nóng lên hay khi da bị kích thích do tiếp xúc với nước bọt, sữa mẹ cũng như các chất tẩy rửa.
Nguyên nhân trẻ bị mụn kê có thể là do sự ứ đọng của hormone nhận từ mẹ, các chất bã, mồ hôi, bụi bẩn…trên da bé. Những nhân tố thường trực này cộng hưởng với làn da em bé mỏng manh, dễ tổn thương và tuyến mồ hôi chưa hoạt động ổn định dẫn đến hiện tượng kê xuất hiện
Mụn kê ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Đa phần mụn kê ở trẻ sơ sinh sẽ tự hết sau vài ngày, mẹ chỉ cần tránh cho trẻ mặc quần áo quá nóng và hạ độ ẩm môi trường xung quanh. Thực tế, mụn kê không gây khó chịu, đau đớn, phiền toái hoặc lây nhiễm cho bé yêu nhà mình nên bố mẹ đừng quá lo lắng.
Tuy nhiên vẫn có trường hợp kéo dài đến vài tháng và nếu mẹ áp dụng cách chữa kê cho trẻ không đúng thì có thể khiến vùng da bị mụn bị kích ứng và gây khó chịu cho trẻ. Nốt mụn có thể bị vỡ, lở loét, mưng mủ gây viêm nhiễm. Thậm chí, bé sẽ bị ghẻ để lại các di chứng trên da trẻ suốt đời.
Phân biệt mụn kê với các bệnh về da khác ở trẻ sơ sinh
Ngoài mụn kê còn xuất hiện thêm các loại mụn ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần phân biệt để có phương pháp chữa trị cho đúng như sau:
Chàm sữa (lác sữa): Bệnh chàm sữa (hay còn gọi là viêm da dị ứng, viêm da cơ địa) là tình trạng da bé bị đỏ ửng và khô, dày lên, có vảy hoặc những chấm nhỏ li ti màu đỏ.
Chàm thường xuất hiện ở má, da đầu, sau đó có thể lan xuống ngực, cánh tay, chân hoặc các bộ phận khác. Nếu trẻ không được điều trị đúng cách thì bệnh sẽ chuyển biến nặng, lan rộng gây đau đớn cho trẻ.
Nổi mẩn đỏ quanh miệng: Nổi mẩn đỏ quanh miệng là tình trạng xuất hiện những nốt mẩn đỏ li ti ở hai má quanh miệng và cằm của bé. Thường bệnh chỉ xảy ra ở vùng da thường xuyên tiếp xúc với nước bọt của trẻ như quanh miệng, cằm.
Rôm, sảy: Trẻ bị rôm sảy nổi mẩn đỏ to như đầu kim, hình tròn hoặc lấm tấm, đầu rôm có một chút nước, đỏ ở xung quanh và thường mọc ở đầu, cổ, ngực, lưng...Chỗ rôm mọc dày thường có màu đỏ, ngứa và có cảm giác nóng rát. Bệnh rôm sảy thường xuất hiện ở trẻ khi thời tiết nóng bức, trẻ ra nhiều mồ hôi.
Mụn kê và rôm sảy rất dễ bị nhầm lẫn vì vậy cha mẹ cần hết sức chú ý, quan sát làn da của trẻ. Mụn kê ở trẻ sơ sinh thì không gây ngứa rát còn rôm, sảy thì ngược lại.
Cách làm sạch mụn kê ở trẻ sơ sinh
Thực tế, chữa mụn kê cho bé không khó, quan trọng là các mẹ chọn đúng phương pháp để vừa tiết kiệm thời gian, vừa giúp con thoát khỏi những cơn đau, ngứa nhanh chóng nhất
Cùng tìm hiểu các cách chữa mụn kê ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả sau đây:
Tắm cho trẻ sơ sinh
Để điều trị mụn kê, tốt nhất mẹ nên tắm rửa hàng ngày cho trẻ với nước sạch đun sôi để nguội và sữa tắm dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh. Đặc biệt, sau khi tắm phải lau khô người cho trẻ để da trẻ không ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Mẹ có thể sử dụng một số loại lá thảo dược thiên nhiên, an toàn cho làn da của trẻ như nước lá kế, rau canh giới, quả mướp đắng hay lá sài đất để đun nước tắm cho trẻ.
Cách nấu nước lá khế: Mẹ lấy lá khế rửa thật sạch để loại bỏ bụi bẩn và tàn dư thuốc trừ sâu nếu có, sau đó đun sôi, chắt lấy nước rồi sử dụng tắm cho bé. Bé sẽ hết mụn kê sau vài lần tắm.
Cách nấu nước lá riềng: Lấy một nắm lá riềng, cọ sạch phần lông trên mặt lá rồi đun lấy nước cho trẻ tắm. Lá riềng rất lành tính đối với làn da nhạy cảm của trẻ và được nhiều mẹ áp dụng thành công.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ
Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn thực ăn quan trọng nhất vì vậy mẹ cần chú ý đến chế độ ăn hằng ngày của mình để giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh.
Trẻ sơ sinh bị mụn kê thì mẹ nên ăn nhiều thực phẩm mát như rau xanh, trái cây; tránh ăn đồ ăn tanh hoặc đồ ăn có thể gây dị ứng cho trẻ như tôm, cua. Không ăn các thực phẩm cay, nóng vừa không có lợi cho sức khoẻ của mẹ sau sinh, vừa không tốt với bé yêu.
Khi cho trẻ bú sữa, mẹ cần cho trẻ bú đúng cách và tránh để sữa văng lên da mặt bé vì có thể gây dị ứng da.
Chăm sóc da cho trẻ
- Bố mẹ tuyệt đối không nên bôi bất kỳ loại kem hay thuốc gì lên mụn kê của bé, đồng thời không nên chạm tay hay chà xát lên các nốt mụn gây mất vệ sinh và khiến mụn bị trầy xước, khiến tình trạng mụn sẽ càng nặng hơn.
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, cố gắng giữ trẻ trong tình trạng mát mẻ, tránh nóng bức. Nếu bé ra mồ hôi thì dùng khăn vải bông nhẹ nhàng lau đi.
- Quần áo trẻ nhỏ nên được giặt kỹ càng bằng xà phòng ít chất xút rồi làm mềm bằng cách ngâm trong nước xả vải.
- Những đồ vật xung quanh bé như chăn, drap, gối cũng cần được giặt giũ thường xuyên.
- Luôn rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào mặt bé.
- Cắt móng tay cho trẻ thường xuyên để tránh con gãi hay nghịch mụn làm bệnh thêm trầm trọng.
- Mẹ nhớ tránh để bé tiếp xúc với môi trường khói bụi, những người đang bị nhiễm trùng ở da.
- Nếu thấy biểu hiện con khó chịu hay hơn 3 tháng con không hết kê thì ngay lập tức đưa con tới gặp bác sĩ.
Nhìn chung bố mẹ đừng quá lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh bị kê. Bởi đây là trường hợp phổ biến và lành tính, trẻ sẽ tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu sau ba tháng mà tình trạng vẫn không hết thì mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa để biết được chính xác nguyên nhân và điều trị đúng cách.