Nội dung bài viết:
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng là tình trạng gặp không ít trong giai đoạn nuôi con. Nếu cha mẹ chủ quan, coi thường có thể khiến bệnh diễn biến nặng. Thậm chí nếu không tìm được nguyên nhân và cách chữa trị hợp lý thì bệnh sẽ kéo theo những biến chứng khôn lường nhưng phù mạch, nhiễm trùng da. Vậy đâu là cách điều trị thích hợp nhất nếu con bạn mắc phải bệnh này?
Mẩn đỏ nổi trên lưng trẻ là gì?
Bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng là tên gọi của một dạng tổn thương da vùng lưng. Những nốt đỏ này có thể là các nốt sần như mề đay hoặc là những mụn li ti nhỏ có màu đỏ. Nốt mẩn đỏ sẽ thường xuất hiện trên lưng hoặc khắp người. Một số trường hợp sẽ gây ngứa, nốt đỏ thành từng mảng hoặc sốt cao.
Hầu hết trẻ sơ sinh trong vài tháng đầu đời sẽ trải qua tình trạng nổi mẩn đỏ này. Đa phần đều là những trường hợp lành tính. Nhưng những em bé bị nổi mẩn đỏ ở lưng có kèm theo các triệu chứng khác thì các phụ huynh cần đặc biệt lưu ý. Bởi đó là những dấu hiệu liên quan đến bệnh lý.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng
Mặc dù bé bị nổi nốt đỏ ở lưng là hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu không xác định được đúng nguyên nhân gây bệnh, cha mẹ có thể đi sai hướng điều trị, gây ra những biến chứng khôn lường cho sức khỏe của con.
Do dị ứng
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ sau lưng thì dị ứng là nguyên nhân đầu tiên mà các mẹ nghĩ đến. Da trẻ sơ sinh vốn rất nhạy cảm nên có thể dị ứng với cứ tác nhân lạ. Ví dụ như phấn rôm, sữa tắm, lông động vật, phấn hoa, thức ăn, thời tiết...
Những nốt đỏ này sẽ thường kèm theo hiện tượng ngứa. Trẻ sẽ quấy khóc, khó chịu, tìm cách cọ xát vào quần áo, nệm... Nếu như bé nhà bạn xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ trên lưng thì hãy kiểm tra ngay tất cả những vật vừa chạm vào da bé.
Ban đỏ nhiễm độc ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng có thể do mắc phải bệnh ban đỏ nhiễm độc. Tuy nhiên, các mẹ cũng không cần quá lo lắng vì đây là dạng bệnh lành tính và thường không xuất hiện ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Bệnh thường xảy ra với những trẻ sinh non hoặc cân nặng dưới 2,5kg.
Bệnh sẽ thường xuất hiện vào ngày 2 hoặc thứ 3 sau sinh, cũng có trường hợp lâu hơn, 14 ngày sau mới khởi phát. Vết mẩn đỏ sẽ có đường kính khoảng 2-3mm, có nước hoặc mủ. Trẻ thường không sốt và tự hết sau 2 tuần nên các mẹ không cần quá lo lắng.
Do viêm da
Da trẻ sơ sinh mỏng, non nớt nên cơ chế tự bảo vệ rất yếu. Vì vậy tình trạng viêm da xảy ra ở trẻ sơ sinh thường do vi khuẩn tấn công. Thống kê có sẵn đã khẳng định khoảng 50% trẻ sơ sinh bị viêm da trong giai đoạn 6 đến 9 tháng tuổi.
Khi bị viêm da, bé bị nổi mẩn đỏ khắp người nhưng không sốt. Những nốt đỏ sẽ tập trung chủ yếu ở vùng lưng và bụng.
Do sốt phát ban
Sốt phát ban là bệnh không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Khi sốt phát ban, bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa, nhất là vùng lưng. Nếu được chăm sóc đúng cách thì bệnh có thể biến mất hoàn toàn mà không để lại biến chứng.
Dù không gây biến chứng nhưng các mẹ cũng không nên chủ quan bởi trẻ bị sốt cao có thể gây co giật, kéo theo biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời hạ sốt hoặc hạ sốt sai cách.
Do nổi mề đay
Mề đay cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng. Đối với nguyên nhân này, bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng, gây ngứa ngáy khó chịu. Nếu không được điều trị đúng cách thì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn để lại những biến chứng như nhiễm trùng da.
Trẻ bị nổi mẩn đỏ có nguy hiểm không?
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên (Trưởng khoa Da liễu, Trung tâm Thuốc dân tộc) thì tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh thường không đáng lo ngại. Nếu trẻ chỉ bị nổi mẩn đỏ thông thường, không sốt, bỏ ăn, quấy khóc... thì có thể hết sau vài ngày nếu cha mẹ giữ vệ sinh sạch sẽ và bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ.
Trường hợp mẩn đỏ nổi thành từng mảng, có nước, có mủ kèm theo ngứa, sưng, sốt thì cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để xác định nguyên nhân gây bệnh và tìm hướng điều trị hợp lý.
Cần tránh sự chủ quan, không đưa trẻ đi khám, tự chữa tại nhà sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Cách phòng ngừa và điều trị
Khi trẻ sơ sinh bị nổi những mẩn đỏ trên lưng cha mẹ chỉ cần giữ bình tĩnh, quan sát hiện tượng của con và tìm phác đồ điều trị hợp lý.
Cách điều trị cho trẻ bị nổi mẩn đỏ trên lưng
Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ lưng, cha mẹ không cần quá lo lắng mà hãy bình tĩnh quan sát các triệu chứng của trẻ. Nếu trẻ bị nổi mẩn đỏ do những nguyên nhân thông thường như sốt phát ban, dị ứng nhẹ không kèm theo các biểu hiện sốt, bỏ ăn, quấy khóc... thì có thể xử lý tại nhà.
Còn nếu trẻ bị nổi mẩn đỏ kèm theo những triệu chứng kể trên thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để nhận sự tư vấn và phương pháp điều trị từ bác sĩ. Các mẹ tuyệt đối không tự chữa bệnh tại nhà cho trẻ.
Ngoài việc áp dụng đơn thuốc và cách điều trị của bác sĩ, các mẹ có thể sử dụng một vài bài thuốc dân gian dưới đây đối với những trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở lưng do dị ứng, mề đay:
- Sử dụng lá khế: Lá khế tươi rửa sạch, ranh vừa ấm sau đó chà xát lên những vùng da bị mẩn đỏ của trẻ. Da trẻ lúc này rất nhạy cảm nên mẹ nhớ chú ý cách chà xát không quá mạnh và lá khế rang không quá nóng.
- Sử dụng mướp đắng: Mướp đắng rửa sạch, nấu kỹ cùng nước sạch. Pha thêm nước mát rồi tắm cho trẻ chừng 5 đến 10 phút.
- Sử dụng lá cây sài đất: Lá sài đất rửa sạch, nấu cùng nước sạch thật kỹ. Sau đó mẹ pha thêm nước đủ độ ấm thì tắm cho trẻ từ 5 đến 10 phút.
Các mẹ lưu ý đây chỉ là những bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị, giúp trẻ bớt khó chịu chứ không có tác dụng chữa lành bệnh. Đặc biệt không nên tắm cho trẻ quá nhiều mà chỉ áp dụng 1 lần/ngày hoặc 2 ngày/lần là đủ.
Nếu vết mẩn đỏ có hiện tượng loét, mưng mủ,... thì không nên sử dụng các bài thuốc dân gian này tránh gây ra tình trạng nhiễm trùng da.
Cách phòng tránh cho trẻ
- Giữ vệ sinh sạch sẽ thân thể và quần áo mặc của trẻ. Không nên mặc những bộ quần áo quá bó sát, chất vải thô, cứng hoặc quần áo còn ẩm.
- Tăng cường chế độ dinh dưỡng, bổ sung rau xanh, trái cây, sữa cho trẻ.
- Mẹ cho trẻ bú cũng không nên ăn đồ cay nóng, sử dụng chất kích thích.
- Môi trường sống của trẻ cần được giữ trong lành, sạch sẽ, tránh bụi bặm, ẩm mốc.
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng mặc dù không phải là bệnh nguy hiểm nhưng cha mẹ cũng cần lưu ý cách chăm sóc, điều trị và phòng tránh bệnh cho trẻ. Nhất là trong thời tiết đang giao mùa hiện nay.