Mẹ chồng cho cháu ăn "quá kinh khủng", mẹ trẻ quyết nghỉ việc ở nhà tự nuôi
Nhiều bà mẹ hiện đại bận rộn với sự nghiệp và không có lựa chọn nào khác ngoài việc gửi con cho ông bà nội hoặc ông bà ngoại chăm giúp. Mặc dù thế hệ lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm với trẻ em, nhưng nhiều kinh nghiệm này lại không còn phù hợp với thời hiện đại, nhiều trường hợp nghiêm trọng có thể gây hại cho trẻ em.
Bà mẹ trẻ Tiểu Băng người Trung Quốc gặp phải câu chuyện tương tự. Ban đầu, Tiểu Băng dự định sinh một đứa con và sau đó nghỉ làm ở nhà để chăm con toàn thời gian, chờ đến lúc con đi học mới đi làm.
Tuy nhiên, mẹ chồng Tiểu Băng đã từ chối và thuyết phục con dâu tiếp tục công việc của mình với lý do công việc của Tiểu Băng rất khó tìm, nếu nghỉ ở nhà sẽ tạo áp lực kinh tế cho gia đình. Tiểu Băng nghe lời mẹ nhưng từ đây, những mâu thuẫn chăm cháu giữa cô và mẹ chồng liên tục nảy sinh.
Vào ngày đầu tiên đi làm, Tiểu Băng đã thấy mẹ chồng cô liên tục cưng nựng, bế ẵm đứa liên tục mỗi khi cháu khóc quấy. Dẫn tới việc đứa trẻ quen được bế, mỗi đêm Tiểu Băng đều phải rã tay bế con thì bé mới chịu ngủ. Tuy nhiên cô vẫn im lặng bỏ qua.
Chỉ đến giai đoạn ăn dặm, mọi chuyện mới phức tạp. Mặc dù Tiểu Băng liên tục dặn mẹ không nêm muối vào cháo của cháu nhưng bà nhất quyết không nghe vì "nhạt thèo thẽo làm sao ăn".
Đỉnh điểm là có lần trưa về thăm con, Tiểu Băng nếm cháo bà nấu và "sốc nặng" vì nó quá đậm đà, không rõ đã nêm bao nhiêu mắm, muối, nước hầm xương. Khi này người mẹ trẻ mới kiên quyết nộp đơn xin nghỉ việc để ở nhà chăm con.
Ông bà chăm cháu, nhiều quan điểm đã sai lầm
Trong một gia đình, trẻ em chắc chắn là ưu tiên hàng đầu. Nhưng quan niệm nuôi dạy con cái giữa cha mẹ và thế hệ cũ luôn khác nhau.
Thế hệ cũ luôn thích sử dụng kinh nghiệm nuôi dạy con cái trước đây để áp dụng vào những đứa trẻ hiện tại. Nếu người mẹ thấy ông bà làm những điều sau đây, thì nên ngăn cản kịp thời
1. Nêm muối vào cháo ăn dặm
Chủ đề nên hay không nên nêm muối vào đồ ăn dặm của trẻ luôn là cuộc chiến “không khoan nhượng” của các cô con dâu và mẹ chồng trong gia đình Việt. Chúng ta phải biết, muối đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận hành cơ thể.
Trẻ nhỏ cần muối nhưng lượng muối này đã có đủ trong sữa và thực phẩm tự nhiên nên không cần bổ sung thêm. Việc nêm muối vào đồ ăn của bé có thể tăng gánh nặng cho thận.
2. Cứ cháu khóc là cho bú sữa
Nhiều người già nghĩ rằng em bé khóc vì em bé đói, và sau đó thấy cháu khóc ngay lập tức cho cháu ăn. Thực tế, tiếng khóc của em bé có rất nhiều ý nghĩa. Nếu trẻ được cho ăn ngay khi khóc sẽ dẫn đến việc bé ăn quá nhiều, nguy cơ béo phì, ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể.
3. Mặc quá nhiều cho bé
Hầu hết người cao tuổi đều sợ rằng bé sẽ bị cảm lạnh, vì vậy họ thích mặc nhiều quần áo cho bé, bất kể là vào mùa đông hay mùa hè. Thực tế, trẻ nhỏ không lạnh như người lớn nghĩ. Có rất nhiều lợi ích khi mặc thoáng mát cho bé. Ví dụ, như có thể tăng cường khả năng chống lạnh và tăng cường sức đề kháng cho bé.
4. Cứ cháu khóc là bế rung
Khi em bé khóc, hầu hết mọi người sẽ lựa chọn bế bé trên tay dỗ dành. Nhưng lắc quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến bộ não chưa ổn định của bé bên trong hộp sọ. Trẻ em không nên bị bế rung ngay sau khi ăn sữa, vì sẽ gây ra ói, trớ sữa, và những trường hợp nghiêm trọng sẽ khiến sữa đi vào khí quản.
5. Cho trẻ dùng chung đũa
Nhiều người lớn đang tiện ăn cơm thường thích cho cháu "chấm mồm chấm miệng" ngay bằng đũa mình đang dùng. Ý định của ông bà là tạo điều kiện cho bé nếm thử các loại thức ăn khác nhau nhưng hành động vô tư này sẽ mang lại tác hại lớn cho bé.
Môi trường sống của người lớn rất phức tạp và có nhiều vi khuẩn tiếp xúc. Vì sức đề kháng mạnh nên người lớn cảm thấy không có vấn đề gì. Nhưng sức đề kháng của em bé rất yếu. Cho ăn chung đũa tương đương với việc truyền vi khuẩn, trẻ dễ bị viêm dạ dày và các bệnh tiêu hoá khác.
Người già chăm cháu chưa đúng, mẹ nên phản ứng thế nào?
Ông bà luôn muốn tốt cho con cháu, nhưng sự lạc hậu sẽ dẫn đến một số mâu thuẫn chăm con. Lúc này, các bà mẹ không thể oán giận ông già, mà nên giảm bớt mâu thuẫn trên cơ sở hiểu biết.
1. Trang bị cho ông bà kiến thức khoa học
Khi người mẹ và ông bà có những ý kiến khác nhau về cách nuôi dạy con, mẹ nên giải thích cho ông bà bằng một thái độ tốt và lý thuyết khoa học: Tại sao con làm việc này, đưa ra sự thật và lý do. Sau tất cả, mọi người đều có mục đích là vì con cái. Ông bà chắc chắn sẽ hiểu.
2. Kéo chồng đi cùng
Đôi khi mẹ chồng tôi không chấp nhận ý kiến của con dâu, nhưng mẹ chồng chắc chắn sẽ lắng nghe những lời của con trai bà. Do đó, khi mâu thuẫn việc nuôi con với mẹ chồng, người vợ không cần trực tiếp "tranh luận" với mẹ chồng mà trước hết nên để chồng thuyết phục mẹ. Điều này sẽ tránh được nhiều rắc rối.
3. Đừng cãi nhau với ông bà
Khi có bất đồng, bạn không được cãi nhau. Những cuộc cãi vã không thể làm giảm bớt mâu thuẫn mà sẽ làm cho mâu thuẫn ngày càng lớn hơn. Lúc này, người mẹ nên bình tĩnh nói chuyện với ông bà và cho biết lý do làm việc này. Đừng phá hủy gia đình vì những mâu thuẫn chăm con.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.