Mất cảm giác ngon miệng, có phải dấu hiệu cảnh báo ung thư?
Những bất thường khi đang ăn có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư?
Lúc ăn nuốt khó và gây đau họng: Khó nuốt là thuật ngữ chỉ tình trạng khó khăn khi nuốt thức ăn, nước uống ở người bệnh. Thông thường, người bệnh gặp phải chứng khó nuốt khi mắc phải các bệnh lý ở vùng thực quản, do sự chèn ép vào thực quản hoặc bệnh lý ở vùng hầu họng gây ra. Đặc biệt là do mắc phải ung thư thực quản.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), khó nuốt, cảm giác có dị vật trong cổ họng là triệu chứng đặc hiệu, gặp ở hầu hết bệnh nhân ung thư thực quản. Triệu chứng này sẽ có mức độ khác nhau tùy vào từng giai đoạn của bệnh.
Khi ở giai đoạn đầu, người bệnh vẫn có thể nhai, nuốt thức ăn qua thực quản một cách nhẹ nhàng và chỉ có cảm giác vướng, đau khi nuốt. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng hơn thì ngay cả thức ăn dạng lỏng cũng không thể đi qua thực quản để xuống dạ dày, người bệnh sẽ không ăn uống được và nôn liên tục. Thậm chí nuốt nước bọt cũng cảm thấy đau và khó thực hiện.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) cũng cảnh báo rằng chứng khó nuốt cũng có thể liên quan đến các sự cố nghẹt thở, trào ngược dạ dày thực quản. Vì vậy, trong một số trường hợp nó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh về phổi như viêm phổi, ung thư phổi hoặc bệnh dạ dày.
Luôn cảm thấy chán ăn, ăn gì cũng không ngon miệng: Chán ăn, bị giảm hoặc mất khẩu vị, ăn gì cũng không ngon miệng là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân ung thư. Triệu chứng này sẽ xuất hiện một cách rõ ràng, có thể xuất hiện trong bất kỳ thời điểm hoặc bữa ăn nào trong ngày. Nó cũng thường đi kèm với cảm giác mệt mỏi không rõ nguyên nhân.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, tình trạng này thường phổ biến nhất ở người bệnh ung thư phổi, nhất là loại ung thư phổi tế bào không nhỏ di căn. Đồng thời, cũng có nhiều bệnh ung thư khác có thể gây ra cảm giác chán ăn bao gồm ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư tuyến tụy.
Khi không còn cảm giác ngon miệng dẫn tới bạn ăn ít hơn, dinh dưỡng kém hơn, mất khối lượng cơ, mỡ, giảm sức cơ và sụt cân nhanh chóng. Tình trạng chán ăn này cũng là yếu tố dẫn đến tình trạng suy mòn thường gặp ở bệnh nhân ung thư.
Có dấu hiệu nôn mửa khi ăn: Thông thường, khi đang ăn uống mà buồn nôn, nôn mửa chúng ta sẽ nghĩ ngay đến việc đồ ăn bị hỏng hoặc có thai. Tuy nhiên, nếu loại bỏ 2 yếu tố vừa kể thì đây cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh ung thư quan trọng cần lưu ý.
Nếu bạn bị nôn mửa dữ dội khi ăn, đặc biệt là đối với những người trên 45 tuổi thì khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày là rất cao. Bởi vì khi ung thư dạ dày xảy ra, rất dễ gây tắc nghẽn môn vị, gây cảm giác buồn nôn. Trong giai đoạn đầu, nôn mửa thường xuất hiện trong khoảng 1h sau ăn. Khi bệnh nặng, ngay cả trong khi ăn uống cũng có thể gây nôn dữ dội kèm đau vùng giữa bụng, trên rốn.
Trong một số trường hợp, buồn nôn hoặc nôn mửa mỗi khi ăn uống còn có thể là dấu hiệu của ung thư gan, ung thư túi mật, ung thư tụy. Nên tốt nhất hãy đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời.
Cảm thấy đau bụng, đầy hơi và ăn nhanh no: Trong khi ăn thấy đau bụng và đầy hơi rõ rệt, bạn cần phải hết sức cảnh giác với các khối u liên quan đến bài tiết, tiêu hóa. Phổ biến như ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy, ung thư đại trực tràng, ung thư ruột…
Người có bệnh ung thư đại trực tràng sẽ thường xuyên xuất hiện các cơn đau đáng kể ở bụng, bao gồm cả lúc đang ăn uống. Cơn đau do ung thư đại trực tràng hoặc ung thư ruột sẽ gây cảm giác co thắt, đau thành từng cơn. Đặc biệt là ăn càng no thì cảm giác đau đớn càng dữ dội, đi kèm với mệt mỏi và các rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đi ngoài phân đen, khó đi tiêu…
Còn với ung thư dạ dày, ngay khi ăn uống bất kỳ thứ gì bệnh nhân sẽ cảm nhận được cảm giác đau từ trung bình đến dữ dội. Vì dạ dày nằm ở giữa bụng, trên rốn một chút nên cơn đau sẽ tập trung ở khu vực này. Ung thư dạ dày cũng khiến bệnh nhân có cảm giác đầy bụng, rất nhanh no dù chưa ăn nhiều.
Ung thư tuyến tụy hoặc ung thư gan thì thường gây đau bụng, đầy hơi đi kèm mất vị giác, ăn gì cũng không ngon. Hoặc xuất hiện các vị lạ như đắng, chua, mặn… trong miệng.
Một số dấu hiệu khác cảnh báo ung thư
Dưới đây là những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến có thể do ung thư gây ra. Tuy nhiên, những dấu hiệu và triệu chứng này cũng có thể do các vấn đề khác của cơ thể.
- Mệt mỏi hoặc kiệt sức mà không đỡ khi nghỉ ngơi.
- Sụt cân hoặc tăng từ 4-5 kg trở lên không rõ lý do.
- Các vấn đề bất thường về ăn uống như không cảm thấy đói, khó nuốt, đau bụng hoặc buồn nôn và nôn.
- Sưng hoặc nổi cục ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
- Có khối u hoặc sờ thấy cứng bất thường ở vú hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
- Đau, đặc biệt khi mới xuất hiện đau hoặc đau không rõ lý do, cơn đau không chấm dứt hẳn hoặc thậm chí đau nặng hơn.
- Các thay đổi về da như xuất hiện một cục u chảy máu hoặc chuyển sang đóng vảy, xuất hiện nốt ruồi mới hoặc có thay đổi ở nốt ruồi, xuất hiện vết loét không lành, hoặc da hoặc mắt chuyển màu vàng (vàng da).
- Ho hoặc khàn giọng mãi không khỏi.
- Chảy máu hoặc bầm tím bất thường không rõ lý do.
- Thay đổi thói quen đi đại tiện, chẳng hạn như táo bón hoặc tiêu chảy không khỏi, phân có biểu hiện bất thường.
- Thay đổi về tiểu tiện như đau khi đi tiểu, tiểu ra máu hoặc mót và đi tiểu nhiều lần hoặc ít lần hơn bình thường.
- Sốt hoặc đổ mồ hôi ban đêm.
- Đau đầu.
- Có vấn đề về thị giác hoặc thính giác.
- Các thay đổi ở miệng như lở loét, chảy máu, đau hoặc tê miệng.
Các dấu hiệu và triệu chứng được liệt kê ở trên là những dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân ung thư nhưng còn có nhiều dấu hiệu khác của bệnh ung thư không được liệt kê ở đây. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi lớn nào của cơ thể - đặc biệt nếu thay đổi này kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn hãy cho bác sĩ biết. Nếu thay đổi này không liên quan đến ung thư, bác sĩ có thể tìm hiểu nguyên nhân khác và điều trị nếu cần. Nếu nguyên nhân là do ung thư, bạn sẽ có cơ hội được điều trị sớm, việc điều trị thành công hơn.
Ung thư có thể phát triển tới hoặc bắt đầu chèn ép các cơ quan, mạch máu và thần kinh lân cận. Chính áp lực này gây ra những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư. Ung thư cũng có thể gây ra các triệu chứng như sốt, mệt mỏi kiệt sức hoặc sụt cân.
Điều này có thể do các tế bào ung thư sử dụng rất nhiều nguồn cung cấp năng lượng cung cấp của cơ thể. Hoặc ung thư có thể giải phóng ra các chất làm thay đổi cách cơ thể tạo năng lượng. Ung thư cũng có thể khiến hệ thống miễn dịch phản ứng và các phản ứng này tạo ra các dấu hiệu và triệu chứng.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....