Nghệ
Trong một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hàm lượng curcumin có trong nghệ sẽ làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư trong đường tiêu hóa như ung: thư dạ dày, ung thư thực quản.
Bên cạnh đó, các thành phần có trong nghệ còn ngăn ngừa được các loại ung thư khác nhau, cải thiện chức năng gan do làm giảm cholesterol có trong cơ thể, làm tăng cường sức đề kháng để chống lại các căn bệnh.
Các loại rau cải
Các loại rau cải là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong danh sách những thực phẩm phòng chống ung thư. Trong các loại rau cải như: cải bắp, cải xanh, cải củ… có chứa nhiều thành phần như: vitamin C, E, B9 và K, carotenoid và khoáng chất.
Đặc biệt, trong các loại rau cải, cải xoăn được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gọi là "vua của các loại rau", bởi trong cải xoăn có chứa nhiều thành phần như: vitamin A, B, C, K, mangan, đồng, sắt và photpho… giúp ngăn ngừa và phòng chống ung thư thực quản và cả các loại ung thư khác như: ung thư bàng quang, ung thư miệng, ung thư vú và ung thư phổi…
Bí đỏ
Bí đỏ là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, trong đó chủ yếu là carotene. Loại bí này được coi là một trong những thức ăn tốt nhất cho dạ dày và sức khỏe. Bên cạnh đó, bí đỏ có vị ngọt nhưng lại không có hàm lượng đường cao như các loại thực phẩm khác, giúp dạ dày hấp thụ được lượng đường hợp lý.
Bí đỏ cũng chứa rất nhiều tinh bột và các loại vitamin khác nhau. Chế biến bí ngô thành canh, cháo có tác dụng bôi trơn ruột và làm sạch dạ dày.
Các chuyên gia khuyến cáo bổ sung bí đỏ vào khẩu phần ăn một cách hợp lý sẽ giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý ở dạ dày trong đó có ung thư dạ dày.
Cà rốt
Cà rốt là một loại thực phẩm có chứa alpha-carotene và beta-carotene, đây là những chất có khả năng ngăn ngừa các bệnh ung thư. Thường xuyên sử dụng cà rốt có thể giúp cơ thể phòng ngừa được một số bệnh ung thư như: ung thư vú, ung thư vòm họng, ung thư tuyến tiền liệt, đặc biệt là ung thư dạ dày…
Bạn có thể dùng cà rốt tươi để xay nước ép uống hoặc có thể ăn sống trực tiếp. Khi chế biến cà rốt để lưu giữ hàm lượng vitamin bạn nên luộc hoặc hấp cà rốt thay vì nướng.
Sữa chua
Sữa chua thực chất là sữa cho lên men với các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột (lactobacillus bulgaricus và streptococus thermophilus). Quá trình chủ yếu xảy ra trong lên men sữa chua là đường lactose chuyển thành đường glucose, sau đó các đường đơn này chuyển thành axit piruvic, rồi chuyển thành axit lactic.
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã phân tích dữ liệu nghiên cứu của hơn 1,9 triệu người và phát hiện ra rằng, ăn sữa chua có mối tương quan rõ rệt với việc giảm nguy cơ ung thư nói chung lên đến 19%.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, những người có thói quen ăn sữa chua có mức giảm nguy cơ cao nhất đối với ung thư thực quản (36%), ung thư bàng quang (21%) và ung thư đại trực tràng (12%).