Mang thai tháng thứ 4, muốn thai khoẻ mẹ bầu phải ghi nhớ những điều này
Mang thai tháng thứ 4 bà bầu đã bước vào giai đoạn thứ 2 của thai kỳ. Đây được đánh giá là khoảng thời gian tuyệt vời nhất của 9 tháng mang thai vì mẹ sẽ bắt đầu cảm nhận được những chuyển động nhỏ của con. Về phía thai nhi thì đây là giai đoạn phát triển nhanh chóng, tất cả các bộ phận như não, thận, tủy sống, mắt, các ngón chân và ngón tay… dần được hình thành và phát triển đầy đủ.
Trong giai đoạn này, ở cả người mẹ và thai nhi đều có những sự thay đổi mới mẻ, cả về biểu hiện, dinh dưỡng và những vấn đề liên quan khác.
Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể về mang thai tháng thứ 4 trong bài viết này.
Mang thai tháng thứ 4 có biểu hiện gì?
+ Mệt mỏi
+ Táo bón
+ Ợ nóng
+ Ợ hơi, đầy hơi
+ Nghẹt mũi hoặc chảy máu cam
+ Chảy máu nướu răng
+ Tăng sự thèm ăn
+ Sưng mắt cá chân
+ Đau nhức chân
+ Giãn tĩnh mạch
+ Tiết dịch âm đạo màu trắng
+ Bắt đầu rạn da
+ Khó thở vì thai nhi đang phát triển lớn hơn
+ Đau đầu
+ Đau bụng
+ Đau lưng
+ Chảy sữa
+ Ra máu
+ Mang thai
+ Phù chân
Mang thai tháng thứ 4 nên ăn gì?
Thực phẩm giàu chất xơ: Chứng táo bón, trĩ là tình trạng phổ biến ở mẹ bầu khi mang thai tháng thứ 4. Vì vậy, mẹ bầu cần phải bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ trong mỗi bữa ăn như yến mạch, ngũ cốc, các loại rau xanh…
Thực phẩm giàu chất béo: Thời điểm này, thực phẩm giàu chất béo lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc trẻ chậm phát triển về nhận thức và thần kinh… Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý đảm bảo chế độ ăn uống đủ lượng axit béo omega 3, 6, 9 có trong các loại cá như cá hồi, dầu cá, các loại hạt và dầu oliu…
Sữa và các sản phẩm từ sữa: Canxi là dưỡng chất không thể thiếu trong suốt thai kỳ. Ở thai kỳ nào bác sĩ sản khoa cũng có thể sẽ kê đơn bổ sung vitamin D và canxi thêm. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm 1 lít sữa và các sản phẩm từ sữa mỗi ngày giúp hấp thụ được lượng canxi một cách hiệu quả nhất.
Thịt: Ở thai kỳ tháng thứ 4, chứng buồn nôn đã giảm hẳn, lúc này mẹ bầu có thể nghĩ đến việc nạp thêm các loại thịt để bổ sung dinh dưỡng. Lưu ý, cần chọn thịt tươi, ngon, sạch, và nấu chín kỹ. Tuyệt đối không được ăn các loại thịt tái, sống để tránh nguy cơ nhiễm vi rút và vi khuẩn gây bệnh.
Trái cây tươi: Trái cây tươi chứa vô số các loại vitamin, khoáng chất, hàm lượng nước cao và giàu chất xơ để cung cấp dưỡng chất. Ngoài ra trái cây tươi còn không chứa các chất bảo quản và chất tạo màu rất an toàn cho mẹ và bé.
Từ tháng thứ 4, cơ thể cũng có thể bị kích hoạt tính axit gây ợ nóng nên ăn trái cây tươi sẽ giảm đáng kể triệu chứng khó chịu này.
Thực phẩm giàu sắt: Mang thai tháng thứ 4, thai nhi phát triển rất mạnh mẽ nên sẽ cần bổ sung nhiều sắt hơn để giúp mẹ bớt mệt mỏi và thai nhi phát triển tốt nhất. Những thực phẩm giàu sắt như trứng, trái cây khô, thịt đỏ, rau lá xanh… rất tốt cho mẹ bầu lúc này.
Mang thai tháng thứ 4 không nên ăn gì?
Pho mát mềm: Pho mát mềm có thể được làm từ các loại sữa chưa tiệt trùng nên có thể chứa vi khuẩn, vi rút có hại. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên tránh thực phẩm này và các loại thực phẩm được làm từ sữa chưa tiệt trùng.
Cá có hàm lượng thủy ngân cao: Ăn cá có hàm lượng thủy ngân cao có thể làm chậm quá trình phát triển hệ thần kinh của bé. Vì vậy, mẹ bầu nên chọn các loại hải sản nước ngọt để bổ sung cho an toàn.
Đồ ăn đường phố: Không chắc rằng tất cả món ăn đường phố đều kém vệ sinh, tuy nhiên nguy cơ nhiễm các loại dịch, vi khuẩn từ món ăn đường phố là rất cao. Vì vậy không riêng gì thời kỳ mang thai tháng thứ 4 mà trong suốt thai kỳ mẹ bầu nên hạn chế sử dụng các món ăn đường phố.
Mang thai tháng thứ 4 nên bổ sung gì?
Khi mang thai tháng thứ 4, lưu lượng máu cần thiết sẽ tăng cao hơn bình thường, nên chủ yếu trong tháng này, các mẹ nên bổ sung nhiều chất sắt bằng cách bổ sung thêm thực phẩm giàu sắt như thịt gà, các loại đậu, rau xanh đậm… hoặc bổ sung viên uống sắt theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, để đảm bảo chất sắt được hấp thụ dễ dàng vào trong cơ thể khi mang thai tháng thứ 4, các mẹ cần bổ sung thêm vitamin C, vì vitamin C chính là chất dẫn xuất của sắt từ các thực phẩm ăn hàng ngày vào cơ thể.
Bên cạnh bổ sung sắt là chủ yếu, các mẹ vẫn cần bổ sung thêm những dưỡng chất khác để đảm bảo cho thai nhi được cung cấp dinh dưỡng tốt nhất. Tuyệt đối không bỏ bữa hay nhịn ăn, vì mỗi lần mẹ bỏ bữa đồng nghĩa với việc thai nhi sẽ bị nhịn đói.
Theo các chuyên gia thì cứ ít nhất sau 4 giờ đồng hồ, các mẹ lại nên nạp thêm năng lượng để ngăn ngừa chứng buồn nôn, ợ nóng và buồn ngủ.
Mang thai tháng thứ 4 có nên uống nước dừa?
Khi bước sang thai kỳ tháng thứ 4 thì quá trình kiêng khem cũng bớt lại, thay vào đó mẹ bầu có thể bắt đầu sử dụng các loại thực phẩm hoặc trái cây như nước dừa để bổ sung dinh dưỡng.
Không phải tự nhiên mà nước dừa lại được các phụ nữ mang thai quan tâm đến như vậỵ. Bởi nước dừa là một trong những loại nước uống vô cùng bổ dưỡng với các thành phần dinh dưỡng đa dạng như canxi, kali, natri và phốt pho, vitamin nhóm A, nhóm B và nhiều loại vitamin khác… giúp cơ thể duy trì huyết áp, cân bằng chất lỏng, điều chỉnh độ PH và tăng cường hoạt động của các cơ.
Bên cạnh đó nước dừa còn giúp mẹ bầu giảm triệu chứng ợ hơi, tăng cường khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể nhờ lượng axit lauric rất dồi dào trong nước dừa. Loại axit này khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành monolaurin, có tác dụng chống lại các vi rút, vi khuẩn có lớp vỏ lipit; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch.
Mang thai tháng thứ 4 nên uống nước dừa như thế nào?
Mặc dù nước dừa rất tốt nhưng mẹ bầu cần uống đúng cách, đúng liều lượng mới phát huy tác dụng tốt nhất. Nếu mẹ bầu có thể trạng bình thường, tức là không mắc bệnh thừa cân thời chưa có bầu, bệnh tiểu đường, thì nên uống 3 – 4 lần/ tuần với lượng tăng dần. Bởi theo khoa học, nước dừa cũng có rất nhiều đường, uống nước dừa hàng ngày có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiểu đường, tăng cân quá mức đặc biệt là mang thai 3 tháng đầu chưa cần tăng cân nhiều…
Một số lưu ý khi uống nước dừa dành cho các mẹ tháng thứ 4
+ Với những mẹ bầu bị đa nước ối không nên thường xuyên uống nước dừa
+ Các mẹ bầu không nên uống nước khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi vì nó dễ khiến mẹ dễ cảm lạnh.
+ Tuyệt đối, không uống nước dừa khi đã mở quá lâu.
+ Không nên uống trái dừa đã được gọt vỏ ngoài và trông trắng phau vì có thể nó đã được ngâm thuốc tẩy, rất hại cho thai nhi.
Mang thai tháng thứ 4 là khoảng thời gian mẹ và thai nhi bước sang một giai đoạn thai kỳ mới, nên có những thay đổi nhất định về chế độ dinh dưỡng, cũng như các dấu hiệu ở giai đoạn này. Mang thai tháng thứ 4, vì vậy mà mẹ bầu cần chú ý chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé bằng các bữa ăn bổ dưỡng, phù hợp với giai đoạn phát triển của thai kỳ giúp mẹ và bé cùng phát triển khoẻ mạnh.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.