Tác dụng của sắt với bà bầu ?
Thông thường một người phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần nhiều máu hơn so với bình thường, điều này giúp tăng cường sức khỏe và nhu cầu phát triển của thai nhi. Việc vận chuyển oxy cho cơ thể mẹ và thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu thiếu sắt.
Bên cạnh đó, sắt cũng có tác dụng làm tăng cảm giác ngon miệng. Đối với những người khi mang bầu bị thiếu máu (do thiếu sắt) sẽ có cảm giác chán ăn, khó ngủ, người mệt mỏi vì lượng oxy lên não cũng như các tế bào máu trong cơ thể là rất ít.
Thiếu sắt còn là nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng của mẹ dẫn đến nhiễm trùng. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ cao thiếu máu và có tình trạng sức khỏe kém.
Đối với bà mẹ thiếu sắt sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sinh, suy nhược cơ thể... Đây cũng là yếu tố dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai, sơ sinh non tháng, nhẹ cân, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí lực của trẻ sau này.
Bổ sung sắt cho bà bầu từ tháng thứ mấy?
Ngay cả khi chưa mang thai thì sắt vẫn đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể. Do đó việc bổ sung sắt cần phải được chú ý và thực hiện trong quá trình chuẩn bị mang thai của các mẹ. Vậy khi nào cần bổ sung sắt cho bà bầu?
Trong thai kỳ thì lượng sắt cần thiết sẽ tăng gấp đôi. Đặc biệt là từ tháng thứ 3 trở đi, đây được coi là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh mẽ và nhu cầu sắt của bà bầu cũng tăng nhiều nhất ở giai đoạn này. Và nên nhớ rằng bổ sung sắt cho bà bầu 3 tháng cuối là vô cùng quan trọng
Do đó, mẹ bầu có thể bổ sung sắt từ lúc chuẩn bị mang thai cho đến suốt thai kỳ và có thể kéo dài đến sau sinh 1 tháng bằng những loại thực phẩm hàng ngày, đồng thời uống thuốc sắt để đảm bảo đủ lượng sắt cần thiết.
Bà bầu bổ sung bao nhiêu sắt là đủ?
Thông thường trước khi mang thai, một người người phụ nữ cần tối thiểu 15mg/ngày. Đến khi có thai, cơ thể sẽ cần một lượng sắt gấp đôi tức là khoảng 30mg/ngày. Trong trường hợp không cung cấp đủ, bà bầu sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi.
Theo như Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo, phụ nữ lần đầu tiên phát hiện có thai nên sử dụng viên sắt mỗi ngày, uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng. Liều bổ sung là 60mg sắt kèm theo acid folic 400mcg mỗi ngày. Ngoài ra cũng nên sử dụng các thực phẩm có tăng cường sắt, acid folic cho phụ nữ mang thai.
Cách bổ sung sắt cho bà bầu thông qua chế độ ăn uống
Chế độ ăn đa dạng và phong phú giúp bà bầu bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bao gồm vitamin và khoáng chất, trong đó có sắt. Để bổ sung sắt hiệu quả, phụ nữ có thai cần tăng cường các thực phẩm giàu sắt trong bữa ăn hàng ngày.
Sắt có trong thực phẩm được chia ra làm 2 loại gồm: chất sắt heme thu được từ các nguồn động vật và chất sắt non-heme thu được từ các thực vật. Heme sắt thì dễ hấp thụ hơn trong khi non - heme sắt khó hấp thụ hơn. Đó là lý do tại sao cơ thể những người ăn chay thường thiếu sắt và hệ quả dẫn đến bị mắc các chứng thiếu máu.
Các loại thực phẩm chứa heme sắt
Các loại thịt màu đỏ như: thịt bò, thịt lợn, thịt cừu…Thịt càng sẫm màu thì càng chứa nhiều chất sắt. Mỗi 100g thịt bò nạc sẽ có thể cung cấp 3.1 mg tương đương 10% lượng sắt cần thiết cho bà bầu. Thịt bò cả nạc lẫn mỡ có thể cung cấp 3.2 mg sắt.
Gan động vật cung cấp 6.1 mg sắt trong một khẩu phần ăn khoảng 100g.
Cá, đặc biệt là các loại cá béo và các động vật thân mềm (sò, trai…) cũng là nguồn sắt dồi dào. Với 20 con sò nhỏ có thể cung cấp 53 mg sắt.
Hàu, sò và bạch tuộc lần lượt mang đến 57%, 45% và 32% đơn vị sắt.
Các loại thực phẩm chứa non – heme sắt thường gặp
Các loại rau lá xanh đậm như: rau cải xoong, rau chân vịt, cải xoăn… Một khẩu phần ăn rau chân vịt có thể cung cấp 6mg sắt. Rau lá xanh khác cũng giàu sắt bao gồm cải cầu vồng (22% đơn vị), củ cải xanh nấu chín (16% đơn vị) và cây củ cải đường (5% đơn vị).
Các loại ngũ cốc, đặc biệt là lúa mạch, yến mạch. Yến mạch và bột yến mạch là nguồn cung cấp sắt tuyệt vời khi chúng có thể mang lại 4.7 mg trong một khẩu phần ăn 100 gram.
Đậu Hà Lan, các loại đậu đỗ cung cấp sắt rất tốt. Cứ 100g đậu nành có thể cung cấp 8.8mg sắt tương đương với gần nửa lượng khoáng chất cần thiết mỗi ngày.
Một số loại hạt như hạt điều, hạt vừng, hạt hướng dương, hạt hồ đào, hạt hạnh nhân: 100g hạt điều có thể mang tới 7.8 mg tương đương 43% lượng sắt cần thiết mỗi ngày ở người bình thường.
Lòng đỏ trứng: 100g lòng đỏ trứng đã có chứa đến 7 mg sắt.
Bổ sung sắt bằng viên uống
Thuốc bổ sung sắt cho bà bầu thường có 2 dạng: sắt vô cơ (sắt sulfat) và sắt hữu cơ (sắt fumarate và sắt gluconate). Trong đó sắt hữu cơ là dạng dễ hấp thu hơn và ít gây táo bón hơn so với sắt vô cơ.
Trên thị trường hiện nay thuốc sắt được bào chế dưới 2 dạng: sắt nước và viên sắt. Sắt nước có ưu điểm là dễ hấp thu, ít gây táo bón, ít gây nóng nhưng lại khó uống và dễ gây buồn nôn. Viên sắt có ưu điểm là dễ uống, không gây buồn nôn nhưng hấp thu kém hơn sắt nước và gây nóng trong người nhiều hơn.
Khi bổ sung thêm viên thuốc sắt, mẹ bầu cần chú ý gì?
Nên uống viên sắt lúc bụng đói và uống kèm với các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh...
Uống sắt sau ăn 1-2 giờ để cơ thể được hấp thụ sắt tốt nhất.
Không dùng thuốc sắt cho bà bầu cùng thời điểm với sữa, thuốc bổ sung canxi hay thực phẩm giàu canxi vì canxi làm cản trở khả năng hấp thụ sắt. Vì vậy, thời điểm uống canxi và sắt nguyên chất phải cách xa nhau.
Khi uống viên bổ sung sắt cần uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa táo bón. Đặc biệt chỉ uống thuốc bằng nước đun sôi để nguội, tránh sử dụng trà hay cà phê vì sẽ làm giảm sự hấp thụ sắt.
Trước khi sử dụng thuốc bổ sung sắt nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Khi sử dụng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định của thầy thuốc tránh bổ sung sắt quá liều lượng có thể gây ra nguy cơ xơ gan, bệnh cơ tim, đái tháo đường
Dùng thuốc bổ sung sắt có thể giúp mẹ đảm bảo nạp đủ sắt mỗi ngày. Tuy nhiên việc này cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Mẹ bầu không nên tự ý mua thuốc uống bổ sung sắt khi chưa được sự cho phép.
Khi dùng thuốc cần tuân theo chỉ định của thầy thuốc, tránh bổ sung sắt quá liều lượng trong một thời gian dài có thể gây ra nguy cơ xơ gan, bệnh cơ tim, đái tháo đường.
Những bệnh thiếu máu không do thiếu sắt (thiếu máu huyết tán, thiếu máu do nhiễm độc chì, thiếu máu do bệnh Thalassémie, suy tủy...) thì không được dùng các loại thuốc có sắt.
Nói tóm lại, để có một thai kỳ an toàn và hiệu quả, các mẹ bầu cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng để cung cấp đủ dưỡng chất cho em bé. Một trong những lưu ý đó là việc bổ sung sắt cho bà bầu.