Theo tập tục của người Việt, mâm cơm Tất niên thể hiện sự kết nối giữa các thế hệ trong gia đình người Việt. Bên cạnh đó, mọi người sửa soạn mâm cơm cúng Tất niên cũng là nghi thức tiễn năm cũ, đón năm mới.

Vậy, mâm cơm cúng Tất niên cần chuẩn bị những gì?

Hương và đèn: Đây là 2 vật không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Tất niên. Trong đó, hương là tượng trưng cho tinh tú là sự nối kết giữa âm và dương. Còn đèn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời (do đó luôn phải có 2 cây đèn ở hai bên ban thờ).

Mâm ngũ quả: Ngoài hương và đèn thì mâm ngũ quả là lễ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Tất niên. Mâm ngũ quả là dành cúng gia tiên vì vậy nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín có thể ăn được. Hoa quả xanh, hoa quả giả (bằng nhựa) không được dùng cúng gia tiên.

Mâm cơm cúng Tất niên của người miền Bắc thường có canh móng giò hầm măng, miến nấu lòng gà, xôi, bánh chưng, nem, giò lụa, giò xào... Ảnh minh họa.

 Đĩa/mâm ngũ quả không đặt trước chính giữa bát hương vì chắn mất trục khí chính, mà nên để ở hai bên. Ngoài ra, hoa bày trên bàn thờ phải là hoa tươi chứ không dùng hoa giả, hoa nhựa. Lưu ý không nên cắm "cành vàng lá ngọc" (hàng mã) lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi.

Mâm cơm Tất niên: Tùy từng vùng miền mà có những đặc trưng riêng, như miền Bắc hay có canh móng giò hầm măng, miến nấu lòng gà, xôi, bánh chưng, nem, giò lụa, giò xào...; miền Trung hay có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua...; miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, nem, chả giò... Ngoài cỗ mặn thì nhiều gia đình chuẩn bị mâm cỗ chay để cúng Tất niên.