Mách mẹ chọn thực phẩm giàu sắt cho trẻ giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu hiệu quả
Sắt là một trong ba vi chất quan trọng trong cơ thể bên cạnh i-ốt và vitamin A. Thiếu sắt ở trẻ em sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và tinh thần của trẻ sau này, đặc biệt có thể gây ra các rối loạn về tâm thần và vận động, làm trẻ chậm phát triển. Do đó, việc bổ sung những thực phẩm giàu sắt vào bữa ăn hàng ngày có ý nghĩa rất quan trọng.
Các loại thịt đỏ
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích cha mẹ thường xuyên sử dụng các loại thịt như thịt bò, heo để bổ sung lượng sắt cần thiết cho trẻ. Thịt có màu đỏ chính là kho sắt dồi dào nhất cho con yêu của bạn. Cha mẹ nên thêm thịt vào thực đơn ăn dặm cho bé ngay từ khi bé được 7 tháng tuổi. Ngoài việc cung cấp sắt, thịt còn là kho cung cấp chất đạm, béo cho trẻ.
Lòng đỏ trứng
Lòng đỏ trứng cũng là một thực phẩm giàu chất sắt, trong 100g lòng đỏ trứng gà chứa 7mg sắt. Bên cạnh đó, trứng còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, canxi, phốt pho, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, khi chế biến trứng cho con yêu, mẹ cần phải nấu trứng chín kĩ để diệt hết các vi khuẩn có hại và chỉ nên cho trẻ ăn trong lần nấu đầu tiên, tuyệt đối không hâm lại vì sẽ có hại cho sức khỏe của trẻ.
Gan
Nếu được cung cấp đủ chất sắt, bé sẽ hồng hào khỏe mạnh hơn, vậy nên mẹ đừng bỏ qua các loại gan. Những món ăn từ gan không chỉ cung cấp một lượng chất sắt đáng kể cho trẻ mà còn béo, mềm giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn.
Tuy nhiên, gan là bộ phận dễ tích tụ nhiều chất độc hại, nên các mẹ chỉ cho bé ăn khi đã biết rõ nguồn gốc và độ an toàn. Cha mẹ có thể kết hợp gan với các loại rau quả như rau dền, bí xanh, khoai lang… để tạo thành món cháo gan thơm ngon, bổ dưỡng cho con.
Các loại ngũ cốc
Ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám là nguồn cung cấp chất sắt lý tưởng cho bé. Những thực phẩm giàu sắt này còn mang đến nguồn năng lượng chính cho bữa ăn hàng ngày của bé. Cha mẹ cũng có thể cho con bắt đầu bữa sáng hàng ngày với bột ngũ cốc pha sẵn để bổ sung chất sắt nếu bé mới bắt đầu tập ăn dặm.
Rau bina (cải bó xôi)
Trong 100g cải bó xôi có chứa hàm lượng sắt lên đến 150mg, do đó đây là một trong những loại rau củ giàu chất sắt nhất. Theo các nghiên cứu từ chuyên gia dinh dưỡng, trên thực tế trẻ chỉ hấp được 5 – 6mg sắt khi ăn 100g cả bó xôi, tuy nhiên hàm lượng đó đã đủ đáp ứng 50% nhu cầu sắt hàng ngày của trẻ.
Các mẹ cần lưu ý dạ dày của bé còn nhỏ và trong mỗi chén bột hoặc cháo ăn dặm còn cần cân đối cả tinh bột, đạm và chất béo nên mỗi bữa, bạn chỉ có thể cho bé ăn từ 20 dến 30 gram cải mà thôi. Ngay trong thời kỳ bé tập ăn dặm, mẹ đã có thể hấp rau cho bé tập ăn bốc, hoặc thái nhuyễn nấu cháo và súp cho bé ăn.
Nấm hương
Nấm hương hay còn gọi là nấm đông cô chứa lượng sắt khá dồi dào, khoảng 35mcg/ 100g. Mẹ có thể dùng nấm hương để nấu món cháo thơm ngon mà không kém phần bổ dưỡng cho trẻ, khi chế biến mẹ đừng quên thái nhỏ, băm nhuyễn để trẻ dễ ăn hơn.
Rau dền
Hầu hết các bậc phụ huynh đều nghĩ củ dền chứa nhiều chất sắt nhất nhưng thật ra hàm lượng sắt lại tập trung vào phần lá. Đặc biệt, rau dền không hề đắng mà lại còn thanh mát nên cha mẹ hoàn toàn có thể dễ dàng chế biến chúng thành món cháo, súp hoặc nấu canh đều rất thơm ngon cho bữa ăn của bé thêm tròn vị.
Từ khi trẻ được 6 tháng tuổi, nguồn sắt dự trữ từ lúc con còn trong bụng mẹ đã bắt đầu cạn kiệt. Do đó, mẹ cần bổ sung sắt cho con từ nhiều nguồn, nhiều loại thực phẩm khác nhau. Nguồn sắt từ động vật sẽ giúp trẻ dễ hấp thụ hơn từ thực vật nên mẹ nhớ ưu tiên thêm vào các loại trứng, cá, thịt vào thực đơn dinh dưỡng cho trẻ khi cần tăng cường bổ sung sắt.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý bổ sung vitamin C cho trẻ vì vitamin C sẽ hỗ trợ hấp thu sắt tốt hơn. Bạn có thể cho trẻ ăn thêm những thực phẩm giàu vitamin C như dưa hấu, dâu tây, kiwi, rau cải xanh, cà chua và khoai tây.
Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho con bú tới năm con tròn 1 tuổi. Sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn so với sắt bổ sung trong các sản phẩm khác, nếu bạn không cho con bú thì có thể sử dụng sản phẩm bổ sung sắt để thay thế.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ có thể uống sắt và cho con bú để bổ sung sắt cho con. Với những trẻ lớn hơn, các mẹ cần lưu ý những loại thuốc uống bổ sung sắt có thể gây tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn khi mới sử dụng nên cần phải uống bổ sung theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...