Mách mẹ cách nhận biết tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh và mẹo điều trị đơn giản tại nhà
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh hay hiểu đơn giản hơn là tuyến lệ ở mắt của trẻ bị chặn lại, làm cho những giọt nước mắt của bé không thể rơi ra ngoài. Khi con khóc, mẹ chỉ thấy mắt con ngập nước mà không chảy thành dòng như trẻ thông thường. Khi trẻ được 1-2 tháng tuổi thì tình trạng này sẽ rõ hơn.
Vậy làm thế nào để nhận biết hiện tượng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh và cách chữa trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là gì?
Ở người bình thường, nước mắt được tạo ra từ tuyến lệ, sau đó di chuyển trên mắt nhờ sự cử động của mí mắt, làm mắt được vệ sinh sạch sẽ và bôi trơn.
Khi mắt cử động hoặc khóc, nước mắt bị ép vào ống dẫn phía bên trong góc của mắt, từ đó nước mắt sẽ thoát được ra ngoài và rơi xuống ống dẫn nasolacrimal ở phía sau cánh mũi. Nếu trường hợp ống dẫn này không hoạt động bình thường, tức không mở hoàn toàn sẽ gây ra hiện tượng những giọt nước mắt không thể thoát ra ngoài được, gọi là tắc tuyến lệ. Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh.
Bên cạnh nguyên nhân trên, tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh có thể do các nguyên khác như tuyến lệ của trẻ bị viêm nhiễm khiến cho nước mắt không được lưu thông từ mắt chảy xuống mũi được. Điều này làm ngăn chặn dòng chảy tự nhiên của nước mắt khiến 2 mắt bé ngập trong nước mắt.
Một số nguyên nhân hiếm gặp khác:
- Polyp mũi
- Chấn thương ống dẫn lệ
- Nhiễm trùng một vị trí nào đó ở mặt, gây áp lực cho ống dẫn lệ
- U nang hoặc khối u bất thường xuất hiện
- Do xương mũi của bé gây cản trở, chặn đường nước mắt khi lưu thông.
Dấu hiệu tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh
Khi trẻ mới được sinh ra, mẹ hãy chú ý quan sát mọi hoạt động của con, nếu thấy mắt của con có triệu chứng bất thường, khóc không thành dòng, thành giọt, nước mắt luôn lưng tròng thì hãy nghi ngờ con yêu bị viêm, tắc tuyến lệ.
Bé dưới 6 tháng tuổi, biểu hiện tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh có thể gặp một số triệu chứng như:
- Mắt bé chảy nước mắt thường xuyên
- Nếu quan sát kĩ, mẹ thấy mắt bé hầu như lúc nào cũng ướt, hiếm khi khô ráo
- Triệu chứng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh mà mẹ có thể nhận thấy đó là mỗi khi ngủ dậy vào buổi sáng, mắt bé hay có nhiều gỉ màu vàng
- Góc mắt bé thỉnh thoảng bị sưng lên
- Đỏ mắt
- Vùng da má hoặc gần mắt có dấu hiệu nổi ban đỏ do kích ứng với nước mắt.
Cách chữa tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh tại nhà
Khi thấy bé có hiện tượng tắc tuyến lệ, phụ huynh hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Đặc biệt nếu cần sự can thiệp của kháng sinh phải sử dụng đúng liều lượng theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Nhiều mẹ thắc mắc tắc tuyến lệ trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Thông thường, tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi. Các bác sĩ, chuyên gia thường có xu hướng khuyến khích điều trị bảo tồn như dùng kháng sinh, massage tuyến lệ,...
Trên thực tế, nếu trẻ bị tắc tuyến lệ mẹ không nên quá hoang mang, lo lắng bởi có nhiều trường hợp hiện tượng này sẽ tự khỏi sau thời gian một vài tuần hoặc vài tháng, nếu mẹ muốn nhanh khỏi thì hãy chăm chỉ thực hiện vệ sinh mắt cho bé và massage tuyến lệ cho bé theo hướng dẫn dưới đây.
Sau đây là một số phương pháp trị tắc tuyến lệ cho trẻ tại nhà mà mẹ có thể thực hiện.
Rửa mắt cho bé
Mỗi buổi sáng thức dậy, nếu trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ thường xuất hiện nhiều ghèn màu vàng quanh mắt. Mẹ hãy sử dụng nước ấm, dùng bông gòn thấm nước và lau nhẹ nhàng mắt sạch ghèn cho bé. Nếu mắt trẻ tiếp tục sản sinh ra ghèn nhiều lần trong ngày thì mẹ cũng nên rửa nhiều lần cho con trong ngày để đảm bảo mắt bé luôn sạch sẽ.
Mẹ lưu ý là phải thực hiện cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh tình trạng viêm nhiễm.
Ngoài ra, nếu mẹ phát hiện mắt bé có dấu hiệu khác như sưng đỏ hoặc vàng thì nghĩa là mắt bé đã bị nhiễm trùng, hãy đưa bé đi thăm khám chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt.
Massage tuyến lệ
Mẹ hãy rửa tay sạch sẽ và massage nhẹ nhàng vùng góc mắt của con, di chuyển từ từ góc trong của mí mắt và về phía sống mũi của bé. Việc massage sẽ tạo áp lực nhẹ nhàng, vừa phải giúp làm lưu thông nước mắt ở ống dẫn, giảm tắc nghẽn.
Mẹ nên thực hiện massage cho con như vậy mỗi lần khoảng 5-10 phút và một ngày thực hiện ít nhất 6 lần. Đây là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng mang lại hiệu quả cao.
Sử dụng nhiệt để điều trị tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh
Ngoài cách trên mẹ hãy sử dụng một miếng bông gòn hoặc miếng vải sạch đã qua tiệt trùng, thấm nước ấm và sau đó bôi lên mắt của trẻ để chữa cho trẻ.
Điều trị tắc tuyến lệ ở trẻ bằng y khoa
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám mắt tổng thể khi trẻ được 6 tháng tuổi cho dù mắt bé không có biểu hiện khác thường.
Nếu được điều trị kịp thời hiện tượng tắc tuyến lệ sau sinh sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và tránh được một số phương pháp phẫu thuật về sau.
Nếu các cách điều trị bảo tồn ở trên không mang lại kết quả tốt thì cần đến sự can thiệp y khoa đó là phương pháp phẫu thuật thông tắc ống dẫn.
Biện pháp phẫu thuật nội soi là một phương án được lựa chọn đầu tiên, đó là các bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng dụng cụ y tế để đưa vào ống lệ nhằm loại bỏ vật cản gây tắc.
Phẫu thuật nội soi thường được thực hiện đơn giản ở các phòng khám của bác sĩ mà không cần phải sử dụng thủ thuật gây mê cho trẻ đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nếu trẻ lớn hơn thường được gây mê hoàn toàn và được thực hiện ở phòng phẫu thuật chuyên khoa.
Thời gian diễn ra quá trình phẫu thuật nội soi ống dẫn tuyến lệ chỉ mất khoảng 10 phút và tỷ lệ thành công lên đến 80%.
Trường hợp 20% còn lại, nếu phẫu thuật vẫn không mang lại kết quả thì có thể sẽ được thực hiện bằng một số thủ thuật sau:
- Sử dụng ống dẫn có gắn bong bóng giúp mở rộng tuyến lệ
- Thay đổi cấu trúc cho khoang mũi
- Mổ nội soi loại bỏ u nang khỏi tuyến lệ
- Tiên hành thủ thuật stent giúp ống lệ thông thoáng hơn
- Phẫu thuật mở một lỗ mở mới vào khoang mũi (thường áp dụng ở người lớn).
Những lưu ý khi chữa tắc tuyến lệ cho trẻ sơ sinh
Khi trẻ bị tắc tuyến lệ, trong thời gian điều trị mẹ nên làm gì để phòng tránh mắt con bị nhiễm trùng? Đó là:
- Tránh để bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
- Tuyệt đối không đưa trẻ đến những nơi không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi độc hại.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn để kê thêm thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ mắt.
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về hiện tượng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh mà phụ huynh nào cũng nên nắm được. Ngoài ra, các bố mẹ cần phải biết cách xử trí đúng cách, không nên hoang mang, lo lắng khi nghi ngờ mắt bé có dấu hiệu bị tắc tuyến lệ. Nếu không có nhiều kiến thức hoặc bỡ ngỡ với hiện tượng này ở trẻ thì hãy đưa đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị hợp lý.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...