Phụ Nữ Sức Khỏe

Hẹp bao quy đầu ở trẻ: Cha mẹ cần hết sức lưu ý khi tự điều trị tại nhà

Hẹp bao quy đầu là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em. Trẻ bị hẹp bao quy đầu thường khiến các phụ huynh hoang mang, không biết phải làm sao để khắc phục tình trạng này cho con. Tuy nhiên, dưới góc nhìn y học, đây là tình trạng không quá nghiêm trọng và không cần can thiệp sớm như nhiều ông bố, bà mẹ vẫn lầm tưởng.

Hẹp bao quy đầu là gì?

Hẹp bao quy đầu (thuật ngữ: Phimosis) là tình trạng bao quy đầu phủ lên trên dương vật, không thể dùng tay hoặc tự kéo tuột xuống được ngay cả khi dương vật cương cứng. 

hep bao quy dau o tre 1
Có đến 97% bé trai sinh ra với tình trạng hẹp bao quy đầu - Ảnh minh họa: Internet

Một số liệu thống kê cho thấy có hơn 90% bé trai khi sinh ra bị hẹp bao quy đầu. Khi trẻ lớn lên, bao quy đầu sẽ tự tuột ra nhưng cũng có trường hợp phải phẫu thuật để cắt 1 phần hoặc toàn bộ bao quy đầu.

Nguyên nhân bệnh gây hẹp bao quy đầu

Nguyên nhân gây hẹp bao quy đầu được chia làm 2 dạng: nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.

Hẹp bao quy đầu sinh lý

Tình trạng này chiếm hầu hết các trường hợp, đây là hiện tượng bình thường ở bé trai sau sinh. Khi mới sinh ra, trẻ không có khả năng bảo vệ bộ phận sinh dục, vì vậy bao da bao quy đầu sẽ đảm nhiệm trọng trách này bằng cách che phủ và dính chặt vào quy đầu. 

Thông thường, tình trạng hẹp tạm thời này sẽ biến mất khi trẻ lớn lên, cụ thể là khi trẻ lên 3 tuổi, dương vật bắt đầu to dần hơn, vùng da quanh dương vật bắt đầu giãn ra giúp bao quy đầu tách dần khỏi quy đầu và tự tuột hẳn ra. Đến năm 16 tuổi chỉ còn khoảng 1% trẻ trai bị hẹp bao quy đầu.

hep bao quy dau o tre 2
Hẹp bao quy đầu chủ yếu là hiện tượng sinh lý và tự khỏi khi trẻ lớn lên - Ảnh minh họa: Internet

Hẹp bao quy đầu bệnh lý

Tình trạng này ít gặp hơn nhưng đây lại là tình trạng hẹp thực sự, hẹp do sẹo xơ gây dính bao quy đầu. Tình trạng sẹo xơ có thể là do bẩm sinh hoặc do viêm nhiễm.

Cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Cha mẹ trong quá trình chăm sóc bé trai, cần học cách kiểm tra hẹp bao quy đầu ở trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời cho con. Dưới đây là một số dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh:

  • Trẻ đi tiểu không tiểu hết ngay, lực chảy của nước tiểu yếu, chỉ chảy thành các dòng nhỏ.
  • Khi trẻ đi tiểu, đầu dương vật phồng lên, sưng đỏ, có cảm giác nước tiểu bị tắc không chảy hết còn đọng lại bên trong.
  • Trẻ thường ngứa dương vật, cho tay sờ gãi.
  • Lỗ niệu đạo của trẻ rất khó quan sát.
  • Không thể lộn được bao da quy đầu, miệng bao quy đầu nhỏ.
  • Chỉ lộn bao quy đầu được một phần quy đầu dương vật.

Khi nào cần đưa trẻ bị hẹp bao quy đầu đi khám?

Hiện nay, rất nhiều các bậc cha mẹ lo lắng về tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ nên đã vội vàng đưa con đến các phòng khám để can thiệp. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa nhi khuyến cáo rằng, hẹp bao quy đầu ở trẻ là tình trạng khá phổ biến (trên 90%), cha mẹ chỉ nên đưa trẻ đi khám khi trẻ có dấu hiệu bị cản trở đường tiểu như sau:

  • Trẻ tiểu khó, rặn tiểu, tiểu không thành tia, tia nước tiểu bị lệch, bao quy đầu bị phồng khi đi tiểu.
  • Dương vật bị viêm nhiễm, có vết phồng, mụn mủ, chảy dịch khiến trẻ ngứa, khó chịu.

Ảnh hưởng của tình trạng hẹp bao quy đầu 

Hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi trở lên có thể khiến trẻ mắc các bệnh viêm nhiễm nam khoa, các cặn nước tiểu tồn lại trong bao quy đầu khiến đầu dương vật có mùi hôi khó chịu. 

Với trẻ lớn hơn, hẹp bao quy đầu nếu không tự khỏi có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bộ phận sinh dục, dương vật của trẻ bé, ngắn hơn bình thường, thậm chí là cong vẹo.

Hẹp bao quy đầu gây biến chứng gì?

Viêm quy đầu

Khi bị hẹp bao quy đầu, các tế bào chết tróc ra dưới lớp bao da quy đầu kết hợp với các chất cặn bã trong quá trình đi tiểu không thoát ra ngoài sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm, sưng đỏ và mọng nước ở đầu dương vật

Viêm nhiễm niệu đạo

Nếu bao quy đầu hẹp không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Các vi khuẩn này gây viêm nhiễm trên quy đầu, dương vật và rất dễ xâm lấn sang niệu đạo. Trường hợp nặng hơn, vi khuẩn có thể di chuyển ngược dòng gây viêm bàng quang, viêm thận.

hep bao quy dau o tre 6
Nếu bao quy đầu hẹp không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển - Ảnh minh họa: Internet

Nghẹt quy đầu

Xảy ra khi bao da quy đầu sau khi kéo tuột ra sau nhưng không thể kéo phủ trở lại được. Khi dương vật cương cứng, da quy đầu vẫn phủ căng vòng quanh dương vật, gây nghẹt quy đầu, khiến máu không lưu thông sinh ra sưng phù nề quy đầu, nghiêm trọng có thể dẫn đến hoại tử quy đầu.

Cách trị hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ

1. Lộn bao quy đầu

Thường được áp dụng cho trẻ nhỏ với bao quy đầu không có vòng xơ. Đây là cách xử lý hẹp bao quy đầu ở trẻ đơn giản nhất, có thể thực hiện ở nhà.

Phần lớn các trường hợp bao quy đầu bị hẹp có thể được nong rộng trong vòng 1 - 2 tháng nhờ bài tập kéo căng da quy đầu, thực hiện đều đặn 2 - 3 lần mỗi ngày, khi bé 5 – 6 tháng tuổi, trong khi tắm cho con. Nên thực hiện lộn bao quy đầu cho trẻ trước khi bé được 3 tuổi, mỗi ngày làm một chút và làm liên tục 

Có thể dùng dầu dưỡng dành cho trẻ (baby oil), dầu vaseline hay dầu dưỡng cơ thể (body lotion) làm chất bôi trơn. Nhẹ nhàng kéo da quy đầu về phía trước (ra xa người bé) vài lần, rồi nhẹ nhàng kéo ngược lại về phía sau (tới mức bé chịu đựng được và không bị đau) rồi giữ nguyên tư thế này trong vài phút.

Lặp lại động tác này vài lần mỗi ngày. Lưu ý bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nếu được làm bài tập này khi đang ngâm mình trong nước.

Phương pháp này không gây sang chấn cũng như không gây tổn thương cấu trúc của da quy đầu. Tuy nhiên, cha mẹ cần thực hiện động tác kéo căng một cách từ từ, nhẹ nhàng, lần sau kéo căng nhiều hơn lần trước để lớp bao da giãn dần. 

Phương pháp này đòi hỏi sự kiên trì, phối hợp tốt giữa bố mẹ và trẻ, đặc biệt cần tuân thủ kỹ thuật tránh gây tổn thương, tránh gây biến chứng tạo sẹo sau này. 

2. Bôi thuốc mỡ corticosteroid tại chỗ

Sau khi lộn một thời gian nếu không có kết quả chúng ta có thể chuyển sang kết hợp bôi thuốc mỡ corticoid. Đây là một phương pháp hiệu quả với hầu hết các bé trai.

Loại thuốc mỡ cần dùng là Betamethasone 0.05% bôi lên phần trong và ngoài của bao quy đầu. Nếu bao quy đầu quá hẹp chỉ để lộ một lỗ nhỏ, bố mẹ vẫn có thể đưa thuốc vào bên trong bằng cách nhẹ nhàng kéo da quy đầu lên xuống vài lần hoặc vê vê nó một lúc. 

Thực hiện liệu pháp này 2 - 3 lần mỗi ngày trong ít nhất 1 tháng, kết hợp biện pháp kéo căng da quy đầu đã hướng dẫn ở trên. Thuốc mỡ giúp đẩy nhanh quá trình căng da, làm da mỏng hơn và kéo căng dễ dàng hơn. Khi ngừng dùng thuốc, da sẽ dày trở lại.

Chỉ bôi thuốc không sẽ ít có tác dụng, thuốc chỉ hiệu quả khi kết hợp với bài tập kéo căng da. Bố mẹ nên ngưng điều trị nếu không thấy kết quả sau 3 tháng. Phương pháp này có thể tự làm mà không cần phải đến bác sĩ. Tuy nhiên, thuốc mỡ sử dụng để thực hiện nên có chỉ định của thầy thuốc.

hep bao quy dau o tre 3
Thuốc chỉ hiệu quả khi kết hợp với bài tập kéo căng da - Ảnh minh họa: Internet

Phương pháp này có tỉ lệ thành công cao (85 – 95%) với ưu điểm là không gây đau hay sang chấn tinh thần cho trẻ. Trường hợp các biện pháp bảo tồn không mang lại kết quả, bác sĩ có thể tiến thành tiểu phẫu nong bao quy đầu hoặc phẫu thuật cắt bao quy đầu khi đến tuổi thích hợp hoặc thực hiện ngay nếu có bệnh lý viêm nhiễm kèm theo.

Với bé trai trên 4 tuổi hoặc nhỏ hơn 4 tuổi nhưng có kèm các biểu hiện bất thường (khi tiểu bé phải rặn, đỏ mặt hoặc khóc lóc, bao quy đầu phồng lên…) hoặc da quy đầu viêm nhiễm, tấy đỏ thì nên lần lượt áp dụng 2 biện pháp trên trước khi chuyển sang các biện pháp can thiệp ngoại khoa.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh đến dưới 3 tuổi là hoàn toàn bình thường. Đây là tình trạng hẹp bao quy đầu sinh lý, theo thời gian, nếu trẻ được vệ sinh chăm sóc bao quy đầu hàng ngày và thực hiện các phương pháp không xâm lấn nêu trên, dương vật sẽ tự nong rộng miệng bao quy đầu mà không cần can thiệp y tế.

3. Nong bao quy đầu

Thường được chỉ định cho trẻ sau khi đã dùng các biện pháp lộn bằng tay nhưng không cho kết quả kèm theo viêm nhiễm. Chú ý: với bé trai dưới 4 tuổi, bố mẹ không nên cố gắng cho bé nong bao quy đầu vì có thể gây dính và sẹo xơ, dẫn tới hẹp bao quy đầu thứ phát.

Một số bác sĩ nhi khoa khuyên rằng: khi trẻ có viêm nhiễm ở phần đầu dương vật, các vết phỏng, mụn hoặc rỉ dịch khiến trẻ ngứa, khó chịu thì lúc đấy mới cần can thiệp và phải được thực hiện ở cơ sở y tế chuyên khoa, uy tín. Còn trẻ vẫn sinh hoạt bình thường thì tốt nhất không nên can thiệp.

hep bao quy dau o tre 4
Điều trị nong bao quy đầu gây đau và sang chấn nhiều hơn so với 2 phương pháp điều trị bảo tồn - Ảnh minh họa: Internet

Điều trị nong bao quy đầu gây đau và sang chấn nhiều hơn so với biện pháp lộn kéo căng bao quy đầu. Thời gian điều trị thường kéo dài vài tuần.

4. Phẫu thuật cắt bao quy đầu

Cắt bao quy đầu thường không cần thiết trong điều trị hẹp bao quy đầu. Đây là phương pháp xâm lấn, điều trị triệt để và được chỉ định trong các trường hợp:

  • Hẹp bao quy đầu bệnh lý
  • Viêm da quy đầu nặng hoặc tái phát, thất bại với điều trị thuốc bôi tại chỗ.
  • Nghẹt bao quy đầu, không thể tuột lên về bình thường.
  • Nhiễm trùng tiểu tái phát do hẹp bao quy đầu
hep bao quy dau o tre 5
Quy trình phẫu thuật cắt da bao quy đầu cơ bản - Ảnh minh họa: Internet

Mặc dù cắt bao quy đầu là một thủ thuật đơn giản nhưng gây đau nhiều cho trẻ. Tương tự các phẫu thuật y khoa khác cũng có thể gặp biến chứng sau mổ như sưng phù bao quy đầu, chảy máu sau cắt, dương vật thụt vào trong, tổn thương quy đầu, thủng niệu đạo... 

Chuẩn bị trước khi cho trẻ cắt bao quy đầu

Bố mẹ nên chọn các cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín, đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh, không nên mang con đến cắt bao quy đầu tại các bác sĩ “gần nhà”. Khi bác sĩ chỉ định cắt bao quy đầu cho trẻ, cha mẹ cần phối hợp với nhân viên y tế theo dõi, chăm sóc trẻ trước và sau khi cắt bao quy đầu thật cẩn thận:

  • Trước khi tiến hành cắt bao quy đầu, trẻ được sử dụng thuốc giảm đau.
  • Ngày thứ 2 sau cắt, trẻ được đưa vào viện để thay băng gạc. Không được tự ý thay băng cho trẻ tại nhà.
  • Trong 4 ngày đầu tiên, hạn chế cho trẻ tắm toàn thân, tránh để nước rớt vào vết mổ.
  • Hướng dẫn cho trẻ đi tiểu đúng cách, không để nước tiểu đọng lại vết mổ
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, hạn chế sự cọ xát vào dương vật của trẻ.
  • 7 ngày đầu tiên sau mổ, trẻ sẽ được bác sĩ kê đơn uống thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm phù nề, chống cương cứng dương vật. Cha mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà hoàn toàn trong thời gian này. Trẻ hạn chế các vận động mạnh
  • Sau 7 - 10 ngày, trẻ được cắt chỉ. Thầy thuốc sẽ kiểm tra lại bao quy đầu mới về độ rộng, màu sắc, có sẹo không, miệng sáo có viêm dính, hẹp không để xử lý.
  • Sau 3 - 4 tuần, dương vật của trẻ mới hồi phục hoàn toàn.

Tóm lại, hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ là một bệnh không quá nghiêm trọng, tuy nhiên bố mẹ trẻ cần nhận biết sớm và có cách xử lý thích hợp để tránh các ảnh hưởng không đáng có của bệnh gây ra cho trẻ.

Dược sĩ Đỗ Mai Thảo

Tin liên quan

Bé trai tiểu khó do hẹp bao quy đầu?

Con trai tôi năm nay hai tuổi. Cháu tiểu tiện rất khó khăn, thường xuyên viêm nhiễm do dương vật...

Chuyên gia nhi khoa tại Mỹ khuyên có nên cắt bao quy đầu không?

Bác sĩ Trương Hoàng Hưng, hiện công tác tại Phòng khám Nhi MD KIDS PEDIATRICS, TP Irving, Texas (Hoa Kỳ), cho...

Đau đầu ở trẻ, thận trọng với u tiểu não

U tiểu não gồm các khối u phát sinh từ thùy nhộng, bán cầu tiểu não và não thất IV...

Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất cho ông bố bà mẹ còn bỡ ngỡ

Pha sữa cho trẻ sơ sinh là công việc quá quen thuộc của các ông bố bà mẹ, tuy nhiên...

Trẻ vận động sao cho tăng cường cơ bắp, xương chắc khoẻ?

Một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sự phát triển tầm vóc của trẻ là vận động. Vậy...

Bé 11 tuổi thâm tím, phù nề dương vật vì đeo nhẫn

Bệnh nhi nhập viện với lý do đau bụng nhưng khi thăm khám các bác sĩ phát hiện dương vật...

Cho trẻ uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ?

Cơ thể của trẻ dưới một tuổi vẫn chưa hoàn thiện. Vì vậy, bố mẹ cần lựa chọn thực phẩm...

Tin mới nhất

Hướng dẫn cách tập cho bé ngủ giường đúng chuẩn và khoa học nhất

1 giờ trước

Cậu cả nhà Lý Hải 13 tuổi hệt 'bản sao' của bố, phủ sóng khắp TikTok vì vẻ ngoài lãng...

1 ngày trước

Tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ

1 ngày 4 giờ trước

Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị

2 ngày 1 giờ trước

Báo động học sinh tự tử: Chuyên gia chỉ dấu hiệu cha mẹ cần quan tâm, giám sát con

2 ngày 1 giờ trước

Cẩn thận dùng điều hòa sai cách khiến trẻ méo mồm, liệt mặt nguy hiểm: Bác sĩ hướng dẫn cách...

2 ngày 19 giờ trước

Người lớn có bị tăng động, giảm chú ý? Chuyên gia chỉ dấu hiệu nhận biết khiến ai cũng thấy...

2 ngày 20 giờ trước

Những triệu chứng nhiễm giun thường gặp ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần nắm

15/05/2024 05:07

10 đặc điểm tính cách hiếm có của những đứa trẻ sinh tháng 5

14/05/2024 16:33

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình