Lý do nên ăn mận
Mận là cây ăn quả được trồng nhiều ở vùng miền núi phía Bắc nước ta. Mùa xuân ra hoa, mùa hè cho quả.
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết các bộ phận của cây mận đều được dùng làm thuốc.
Theo y học cổ truyền, các bộ phận của cây mận như quả, rễ, vỏ rễ, nhựa, lá, nhân hạt... đều có tác dụng chữa bệnh. Quả mận có vị chua ngọt, tính bình, có công dụng thanh can điều nhiệt, sinh tân lợi thủy, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hư lao cốt chưng, âm hư nội nhiệt, thủy thũng, tiêu khát...
Rễ mận thường được thu hoạch vào tháng 9-10, vị đắng, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, giải độc. Lá mận vị chua, tính bình, chuyên trị vết thương do sang chấn... Nhân hạt mận còn gọi là lý hạch nhân, vị ngọt đắng, tính bình, có công dụng tán ứ, lợi thủy, nhuận tràng.
"Tuy nhiên, những người tỳ vị yếu không nên ăn nhiều mận. Đặc biệt, người bị đi ngoài lỏng, thận hư, di tinh, phụ nữ có thai không nên dùng", bác sĩ Vũ khuyến cáo.
Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, cây mận có thể được sử dụng làm nhiều bài thuốc hay và hiệu quả như:
- Vết thương do côn trùng đốt: Lấy hạt mận rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương, để 5 phút rồi rửa sạch. Đắp ngày 2 lần.
- Giảm đau nhức răng: Rễ mận 30 g, sắc đặc với 100 ml nước, ngậm 5-7 phút vào buổi sáng, chiều, tối trước khi đi ngủ, ngậm 5 ngày.
- Tác dụng nhuận tràng: Nhân hạt mận 10 g, đào nhân 10 g, hạnh nhân 10 g. Tất cả cho vào ấm đổ 700 ml, sắc còn 250 ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.
- Chữa đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi: Lá mận 50 g, lá thài lài tía, lá đào, lá si, lá dâm bụt mỗi thứ 30 g. Tất cả rửa sạch, giã nhỏ, sao vàng, ngâm với rượu 10-15 ngày. Dùng rượu này xoa bóp chỗ đau ngày 2 lần.
- Làm đẹp da mặt: Quả mận tươi 250 g, rửa sạch, bỏ hạt, giã nát, ép lấy nước rồi hoà với 250 ml rượu gạo, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-20 ml. Trường hợp mặt bị sạm đen, bột nhân hạt mận nghiền mịn trộn với lòng trắng trứng đắp ngày 1-2 lần trong 5-7 ngày.
- Chữa các bệnh sốt cao, kinh giật ở trẻ em, giảm ho, điều trị vết thương: Lá mận (lý thụ diệp) khô 8-12 g, sắc uống. Dùng ngoài nấu lấy nước, bỏ bã tắm cho trẻ hoặc giã lấy nước cốt lá mận tươi thấm vào chỗ sưng đau.
- Chủ trị mắt có màng, tác dụng giảm đau, tiêu sưng, thúc sởi mọc: Nhựa mận (lý thụ giao) 8-16 g sắc uống, thường dùng nhựa khô ở thân cây mận.
- Thanh nhiệt giải độc, dùng trong các chứng đái buốt, đái dắt do thấp nhiệt, đi lỵ ra máu, bệnh tiêu khát, trẻ em sốt nóng, mụn nhọt: Rễ mận (lý căn) 8-12 g, sắc uống. Dùng ngoài sao tồn tính, nghiền thành bột, đắp hoặc rắc lên vết đau.
- Thanh nhiệt, giải trừ uất nhiệt, chữa tiêu khát, tâm phiền, các trường hợp khí hư, đau răng, lở loét: Vỏ rễ mận (lý căn bì) 8-12 g, sắc uống. Sắc đặc ngậm rồi nuốt hoặc lấy nước thấm đắp bên ngoài.
Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?
Món ăn từ nhiều loại nấm không chỉ ngon miệng mà còn mang lại chất dinh dưỡng phong phú. Ăn nấm thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, nhưng ăn bao nhiêu là đủ?
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?
Dứa, một loại quả mọng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhưng nếu ăn mỗi ngày có tốt không?
Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa
Những ngày thời tiết thay đổi, bạn nên tích trữ nhiều hơn những thực phẩm này trong nhà. Chúng có thể giúp cả nhà bạn khỏe mạnh đấy nhé!
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà rốt thường xuyên
Cà rốt là một loại rau bổ dưỡng, tiện lợi, đa năng và ăn cà rốt thường xuyên rất tốt cho sức khỏe của xương, mắt, giảm mức cholesterol, giảm nguy cơ ung thư.