Lời khuyên giúp cha mẹ đối phó với trẻ nghịch ngợm, bướng bỉnh
Trẻ không chấp nhận hình phạt khi có hành vi xấu
Bạn nên làm gì nếu con bạn có hành vi sai trái nhưng không sẵn sàng đối mặt với hình phạt? Hãy nói chuyện với con như người lớn, giải thích lý do vì sao chúng có lỗi và vì sao chúng sắp bị phạt.
Bạn có thể đề xuất hình phạt đóng tiền vào lợn đất hoặc rửa bát trong một tuần. Hãy để con có quyền lựa chọn, ngay cả khi con mắc sai lầm.
Hãy nhớ rằng, hành hạ tinh thần không bao giờ là cách giải quyết đúng đắn. Vì vậy, thay vì bắt con bạn đứng trong góc một thời gian dài để suy nghĩ về hành vi của chúng, hãy cố gắng trao đổi với con và cùng nhau tìm cách sửa chữa lỗi lầm của con.
Trẻ không chịu ăn cơm trưa và chỉ thích ăn vặt
Nếu con không chịu ăn trưa mà thích ăn đồ ăn vặt, hãy cho con một món tráng miệng như phần thưởng cho việc hoàn thành bữa ăn.
Mẹo này cực kỳ hiệu quả với những trẻ có tính tranh đua, trẻ sẽ cố gắng ăn thật nhanh để được tận hưởng phần thưởng ngọt ngào sau đó.
Đừng phán xét và hãy cố gắng tìm kiếm sự thỏa hiệp. Trẻ sẽ có khả năng hợp tác hơn nếu bạn cho trẻ một thỏa thuận tốt.
Trẻ không chịu thay quần áo
Bạn sẽ dễ dàng giải quyết tranh chấp với trẻ hơn khi đang chơi đùa. Nếu con không muốn thay quần áo, bạn có thể thử chơi trò: thi bịt mắt mặc quần áo.
Trẻ muốn được tự lập
Là cha mẹ, bạn muốn trẻ tự lập nhưng có thể khó chịu khi trẻ thực sự cố gắng làm mọi việc một mình. Vì vậy, khi trẻ còn bướng bỉnh trong việc chọn trang phục cho riêng mình và cuối cùng đến trường khi mặc một cái gì đó kỳ dị thì nên cố gắng, kiên nhẫn. Hãy hiểu rằng, dù quyết định đó có vẻ ngớ ngẩn hay sai lầm đến đâu, bé vẫn đang học cách tự lập.
Cảm xúc choáng ngợp có thể khiến trẻ nghịch quá mức
Những cảm xúc mạnh mẽ như sợ hãi, buồn bã hoặc thất vọng có thể ảnh hưởng đến trẻ em, vì chúng không quen và không có cơ chế phát triển để đối phó với những cảm xúc đó khi còn nhỏ. Vì vậy, khi trẻ bị choáng ngợp, trẻ có thể nổi cơn thịnh nộ, la hét, khóc lóc hoặc tỏ ra khó khăn.
Vậy bạn nên làm gì khi trẻ quá nghịch ngợm? Trong trường hợp này, nếu trẻ lên cơn hoặc la hét, khóc thì bạn phải hỗ trợ và dạy trẻ cách đối phó với cảm xúc của mình. Đừng quát trẻ trong những trường hợp như vậy, hãy nói chuyện với giọng điệu nhẹ nhàng và đồng đều.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...