Lợi ích tuyệt vời khi bà bầu ăn sung: Mẹ đã biết chưa?
Sung vốn là một loại quả bình dị, thân thuộc với hầu hết người dân Việt Nam. Ít ai ngờ rằng nó lại là vị thuốc quý và vô cùng bổ dưỡng, giúp ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên, ăn sung có tốt cho bà bầu không?
Giá trị dinh dưỡng của quả sung
Quả sung có tên khoa học là Ficus glomerata, quả sung còn có nhưng tên gọi khác như vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhạt quả, mật quả… Sung thuộc họ dâu tằm, cây mọc nhiều ở Việt Nam và khu vực Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương...
Trong thành phần quả sung có chứa cả 2 loại đường: glucose và saccharose. Sung chứa nhiều loại acid tốt cho sức khỏe (acid oxalic, acid malic, acid shikimic, acid citric….), vitamin C, vitamin B1 và một số nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như canxi, photpho, kali…
Những lợi ích của quả sung đối với bà bầu
Theo các tài liệu Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình (không nóng không lạnh), có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, kiện tỳ ích vị, tiêu thũng giải độc, được dùng để chữa trị chứng viêm ruột, sa trực tràng, táo bón, trĩ, phong thấp, mụn nhọt lở loét, thiếu sữa ở sản phụ mới sinh…
Vậy ăn sung có tốt cho bà bầu hay không?
Bà bầu ăn sung giúp giảm ốm nghén hiệu quả
Hàm lượng vitamin B6 cao vượt trội trong quả sung từ lâu đã được biết đến với lợi ích cho bà bầu bị ốm nghén, giúp giảm triệu chứng này rất hiệu quả.
Vitamin B6 còn đóng vai trò chuyển hóa các chất, giảm chứng căng thẳng, mệt mỏi, uể oải và tái tạo các tế bào mới cho thai nhi. Bà bầu thường xuyên đối mặt với chứng ốm nghén trong thai kỳ nên thêm quả sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.
Quả sung rất giàu chất xơ, tốt cho tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ có trong quả sung nhiều hơn hẳn bất cứ loại trái cây hay rau quả xanh nào khác, gồm có cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.
Lượng chất xơ này sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa được một trong những vấn đề khó chịu nhất khi mang thai đó chính là chứng táo bón. Bên cạnh đó, enzyme proteolytic trong quả sung còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, giúp bà bầu hạn chế ợ nóng, ợ chua.
Khi mắc chứng táo bón, bà bầu nên ăn khoảng 3 – 5 quả sung chín mỗi ngày cho đến khi cảm thấy việc đại tiện trở nên dễ chịu hơn. Ngoài ra, dùng 9g quả sung tươi đem sắc nước uống hàng ngày sẽ giảm chứng táo bón hiệu quả.
Phòng ngừa nguy cơ mắc chứng tiền sản giật
Hàm lượng kali cao trong quả sung giữ cho huyết áp luôn ổn định và phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật - một biến chứng nguy hiểm nhất cho thai kỳ của mẹ.
Quả sung rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi
Hàm lượng Omega-3 trong quả sung rất cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ, đồng thời giúp mẹ có một thai kì an toàn, sự thiếu hụt omega-3 chính là nguyên nhân khiến thai phụ dễ sinh non, sinh con nhẹ cân.
Bà bầu ăn sung để trị viêm họng
Sức đề kháng trong thai kỳ giảm sút khiến bà bầu rất dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là bệnh viêm họng. Bài thuốc dân gian chữa viêm họng từ quả sung sẽ giúp chị em nhanh chóng khỏi bệnh.
Bà bầu dùng khoảng 200g sung tươi, gọt bỏ vỏ, thái mỏng rồi đem sắc nước đến khi cô đặc lại thành cao. Sử dụng cao nấu từ trái sung ngậm liên tục khoảng 3 – 5 lần/ngày, liên tục trong 3 ngày.
Bà bầu bị ho có đờm, ho khan có thể nấu cháo kèm với quả sung tươi, ăn cháo sung thường xuyên sẽ nhanh khỏi mà không cần sử dụng thuốc.
Bổ sung canxi
Nhu cầu canxi của bà bầu tăng lên trong thai kì, cụ thể mỗi chị em cần khoảng 1000 – 1500 mg canxi mỗi ngày. Để bổ sung canxi cho cơ thể, bà bầu có thể sử dụng viên uống bổ sung canxi và tăng cường những thực phẩm chứa canxi, trong đó có quả sung.
Đặc biệt, sung rất dễ ăn và có thể chế biến thành nhiều món ăn hàng ngày như muối chua ngọt, sung nấu cháo, kho sung cùng với thịt, làm mứt... Bà bầu ăn sung thường xuyên để nhận được lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ loại quả này.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.