Loạt cây cảnh không chỉ đẹp mà còn có tác dụng chữa bệnh
Lô hội - cây cảnh dễ trồng
Lô hội dễ trồng, không kén đất, ít phải chăm bón và tưới nước. Có thể trồng ngay trong chậu cảnh hoặc xen kẽ giữa các gốc cây.
Lô hội được dùng cả trong đông y và tây y, có tính kháng viêm và làm nhẹ hội chứng ruột kích thích. Nhựa lá lô hội, chất dịch trong suốt hơi nhớt thường gọi là gel. Thông thường tác dụng của lô hội rất tốt khi dùng tươi. Có thể dùng trực tiếp trong các trường hợp sưng đau do ngã trật khớp hoặc thấp khớp; da khô, da nứt nẻ, hay vùng da bị trầy xước; bỏng nhẹ, côn trùng đốt...
Bạn có thể thoa gel lô hội để làm giảm cơn đau một cách nhanh chóng. Cấu trúc phân tử của lô hội giúp chữa lành vết thương nhanh chóng và giảm thiểu sẹo bằng cách tăng cường collagen và chống lại vi khuẩn.
Râm bụt
Râm bụt, trồng làm hàng rào, làm cảnh. Râm bụt chữa bệnh ngoài da kiết lỵ, đại tiện ra máu, trĩ, khí hư đới hạ. Trong dân gian dùng lá và hoa tươi giã nhỏ với một ít muối trị mụn nhọt đang mưng mủ, bằng cách đắp thuốc cố định bằng gạc và băng dính. Khô thuốc lại thay.
Vỏ thân, vỏ rễ râm bụt sắc uống chữa kiết lỵ hoặc phụ nữ ra nhiều khí hư. Theo Trung y người ta dùng nước sắc từ vỏ rễ râm bụt làm thuốc điều hòa kinh nguyệt. Tại Malaysia để chữa thông tiểu tiện và mẩn ngứa dùng hoa lá, vỏ cây râm bụt hãm nước sôi uống trong ngày.
Hoa nhài
Hoa nhài, thảo dược được biết đến chống đầy bụng và làm dịu thần kinh. Lá nhài có tác dụng giải cảm, chữa đau bụng, tiêu chảy. Rễ nhài (có độc) an thần, chống đau nhức gây mê.
Hoa nhài có thể hạ sốt, chữa đau bụng, tiêu chảy. Hãy ngắt những bông hoa nhài thêm chè xanh, thảo quả ( 3g), sắc nước uống. Có thể sử dụng một vị hoa nhài chữa viêm kết mạc, đau mắt đỏ sưng đau bằng cách sắc lấy nước xông và rửa mắt.
Trị mất ngủ: Rễ nhài 1g nghiền trong nước để uống.
Trị rôm sảy: Lá nhài vò vào nước để tắm.
Hoa nhài chữa viêm kết mạc
Đơn đỏ
Đơn đỏ, cây thuốc nam rất thông dụng có công dụng chống dị ứng rất tốt. Theo sách những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của cố giáo sư Đỗ Tất Lợi: Đơn đỏ là vị thuốc chủ yếu trong nhân dân, thường dùng chữa mụn nhọt mẩn ngứa; có khi dùng chữa đi tiêu lỏng lâu ngày. Ngày dùng 15-20g lá tươi sao vàng sắc uống. Đối với những trường hợp dị ứng nhẹ có thể dùng 5-10g cành lá đơn đỏ khô sắc uống là khỏi. Dùng tươi liều lượng gấp đôi, sao vàng, sắc kỹ.
Bạc hà
Bạc hà dễ trồng được dùng cả trong đông y và tây y. Bạc hà là rau ăn, vị thuốc có tác dụng làm ra mồ hôi, hạ sốt, dùng chữa cảm cúm, ngạt mũi, nhức đầu, chán ăn hoặc chứng khó tiêu, đau bụng đi ngoài.
Lá bạc hà, rửa sạch để ráo nước, giã nát đắp lên da trị mụn, sẹo thâm do mụn, đem lại làn da sáng đẹp.
Cầm tiêu chảy: Lá bạc hà tươi cho vào cốc nước nóng. Ngâm trong vòng 5 phút là dùng được. Uống liên tục đều đặn đến khi những triệu chứng tiêu chảy hết. Giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa: Lá bạc hà hoặc toàn bộ cây (trừ rễ) 20g, hãm với nước sôi, chia uống trong ngày.
Bạc Hà kích thích tiêu hóa
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...