Tốt cho tim 

Măng tre chứa phytosterol và chất dinh dưỡng thực vật giúp làm sạch các động mạch bị tắc và hòa tan cholesterol xấu hoặc chỉ số LDL cholesterol trong máu. Tốt nhất nên ăn măng luộc hoặc măng chua và người bệnh tim nên ăn măng hai lần một tuần. 

Tăng cường khả năng miễn dịch

Măng tre là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Đặng biệt khi ăn vào mùa đông, măng tre giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng do virus và vi khuẩn. 

Ảnh minh họa: Internet

Hữu ích trong việc giảm cân

Măng tre có lượng calo thấp và được coi là món ăn hợp lý trong chế độ ăn giảm cân. 1 chén măng chứa khoảng 13 calo và nửa gam chất béo. Măng tre cũng có nhiều chất xơ, giúp tiêu hóa và cơ thể no lâu hơn. 

Chống nọc độc

Nước ép măng có tác dụng chống ngộ độc do rắn, bọ cạp và các loại sinh vật có nọc độc khác rất hiệu quả. Theo Ayurveda, uống nước ép tre tươi và bôi lên vết thương sẽ giúp loại bỏ chất độc. Tuy nhiên, trước tiên phải luôn có sự cho phép của bác sĩ và được giám sát y tế. 

Ảnh minh họa: Internet

Cải thiện chức năng phổi 

Loại thực phẩm này còn rất giàu vitamin và các hợp chất khác giúp tăng cường và hoạt động của phổi. 

Hữu ích khi mang thai

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, phụ nữ mang thai nên bổ sung một lượng nhỏ măng trong chế độ ăn uống (với sự giám sát y tế) ở giai đoạn cuối của thai kỳ để thuận lợi cho việc sinh nở.  

Ảnh minh họa: Internet

Giảm lượng đường trong máu 

Măng tre rất giàu một loại chất xơ được gọi là inulin. Inulin đã được chứng minh là giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình hấp thụ glucose. Được biêt, tiêu thụ măng thường xuyên có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.