Loại rau ví như nhân sâm, mọc dại khắp nơi: Thế giới dùng nhiều, người Việt chẳng ăn
Rau trường thọ của người Trung Hoa xưa
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam cho biết, rau sam là loại rau dân dã. Trước kia khi còn khốn khó, thiếu lương thực, rau sam vẫn được người dân sử dụng làm rau ăn. Loại rau này có vị hơi chua, rất đặc trưng nên thường dùng trong các bài thuốc điều trị vấn đề về đường tiêu hoá. Tuy nhiên, ngày nay khi thực phẩm nhiều, rau phong phú mọi người cũng ít dùng rau sam trong các bữa ăn hơn.
Nếu như ở Việt Nam rau sam là loại rau dại chẳng được mấy người chú ý tới, thì tại Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Châu Âu, Châu Mỹ người ta dùng rau sam để làm thuốc và làm rau ăn. Ví dụ như người Hà Lan dùng rau sam làm dưa chua, người Pháp dùng rau sam trong rất nhiều món ăn, người Mỹ dùng rau sam trộn giấm.
Riêng tại Trung Quốc rau sam được hái tươi nhúng vào nước sôi lấy ra ngay rửa cho sạch nhớt rồi phơi khô hoặc sấy để làm thuốc. Người Trung hoa xưa còn coi rau sam là thứ rau 'trường thọ'.
Nghiên cứu tại Đài Loan (Trung Quốc) cho thấy trong rau sam có chứa nhiều axit hữu cơ, kali nitrat và các muối kali khác. Trong rau sam có nhiều muối kali oxalat, một số chất giúp thông tiểu, có tác dụng giải độc. Người dân Đài Loan dùng rau sam để làm thuốc chữa bệnh cước thuỷ thũng, tiểu tiện khó khăn.
Y thư cổ của Trung Quốc còn ghi chép lại nhiều tác dụng dược lý của rau sam như: Tác dụng làm co nhỏ mạch máu, ức chế sự phát triển của trùng lỵ.
Theo tài liệu nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương (năm 1972), rau sam Việt Nam có 1,4% protit, 3% gluxit, 85mg% canxi, 1,5mg sắt, 26mg% vitamin C, 0,32mg% caroten, 0,03mg% vitamin B1, 0,11mg% B2, 0,7mg% PP… (*)
Theo Lương y Vũ Quốc Trung, trong y học cổ truyền rau sam có vị chua, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu sưng, sát trùng… Dùng rau sam để chứa lở ngứa hắc lào, kiết lỵ, bạch đới ở phụ nữ, giun sán, đái buốt.
Cách dùng rau sam chữa hắc lào: rau sam 40g, củ riềng 20g, vỏ chuối xanh 10g. Cả 3 nguyên liệu trên giã nát lấy nước bôi vào vị trí bị hắc lào, ngày bôi 4-5 lần.
Cách dùng rau sam chữa ghẻ lở: Rau sam 30g, lá xoan 20g, lá đào 10g, rửa sạch lá giã nát ngâm rượu và dùng bôi lên vùng da ghẻ lở.
Lương y Vũ Quốc Trung cho hay, mọi người cũng có thể dùng rau sam chữa viêm ruột, kiết lỵ bằng cách: rau sam tươi 30g đun lấy nước uống. Trường hợp trẻ con bị rôm sảy lấy rau sam tươi giã nát vắt nước tắm cho trẻ.
Y học hiện đại cũng đã phân tích trong rau sam có chứa nhiều hợp chất quý như: flavonoid, alkaloid, terenoid, acid hữu cơ và các hợp chất khác. Các chất này có tác dụng phòng ngừa ung thư.
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy rau sam có hàm lượng Omega-3 và Kali có tác dụng tốt trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch, hạn chế tình trạng rối loạn nhịp tim, điều chỉnh hàm lượng cholesterol có trong máu và giúp huyết áp được ổn định hơn.
Về mặt dinh dưỡng rau sam có chứa nhiều vitamin (A, B, C), khoáng chất như: canxi tốt cho xương, sắt, magie, kali... Với những dược tính quý và những giá trị dinh dưỡng có trong rau sam thì loại rau này được ví như loại 'thuốc' bổ rẻ tiền sẵn có trong tự nhiên tốt cho cơ thể.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...