Phụ Nữ Sức Khỏe

Học sinh Hà Nội ngộ độc do nhiễm khuẩn tụ cầu vàng: Chuyên gia nói gì?

Liên quan đến vụ ngộ độc tại trường Tiểu học Kim Giang, quận Thanh Xuân (Hà Nội), nguyên nhân ban đầu khiến 72 học sinh nhập viện là do thịt gà nhiễm khuẩn tụ cầu vàng.

Đây là một loại vi khuẩn có thể sinh sôi nhanh và tạo ra độc tố khi thực phẩm không được bảo quản đúng cách. Chuyên gia y tế khuyến cáo, để phòng nguy cơ ngộ độc do tụ cầu gây ra, người dân cần tuân theo quy tắc sơ chế và chế biến thực phẩm an toàn.

Vi khuẩn tụ cầu vàng nguy hiểm ra sao?

Sở Y tế Hà Nội cho biết, xác định nguyên nhân khiến 72 học sinh trường Tiểu học Kim Giang (quận Thanh Xuân) nhập viện là do vi khuẩn tụ cầu vàng có trong món thịt gà. Cơ quan chuyên môn lưu ý, quận Thanh Xuân tiếp tục rà soát lại nguyên nhân vi khuẩn tụ cầu vàng nhiễm vào thịt gà từ khâu vận chuyển hay trong quá trình chế biến. Từ đó, chấn chỉnh không để xảy ra sự cố mất an toàn thực phẩm (ATTP) như trên.

Tụ cầu vàng là vi khuẩn hình cầu, tụ thành từng cụm như chùm nho, không di động. Chúng phân bố rộng rãi trong tự nhiên, thường ký sinh trên da và niêm mạc. Thực phẩm giàu chất đạm, chất béo như: thịt gia súc, gia cầm, cá hoặc thực phẩm có hàm lượng nước cao, nhiều tinh bột và nhiệt độ bảo quản không đảm bảo thường dễ bị nhiễm tụ cầu vàng.

Học sinh trường Tiểu học Kim Giang, quận Thanh Xuân (Hà Nội)  điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai đã được ra viện.

Đề cập đến vấn đề vi khuẩn tụ cầu vàng nguy hiểm ra sao, PGS.TS Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cho hay, trong chủng vi khuẩn tụ cầu, phổ biến nhất là tụ cầu vàng. Mọi người đều có thể bị ngộ độc khi ăn phải những thức ăn bị nhiễm tụ cầu vàng.

Thức ăn khi bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng sẽ gây ra ngộ độc. Khi con người bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng chủ yếu nguy hiểm là do độc tố của vi khuẩn này. Độc tố này khi vào cơ thể làm cho toàn bộ hệ thống tiêu hóa bị tê liệt, ảnh hưởng đến chức năng thần kinh.

Theo PGS.TS Trần Đáng, biểu hiện của việc ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn tụ cầu vàng gồm: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, suy nhược thần kinh, chóng mặt, nhức đầu… Những triệu chứng này thường xuất hiện trong vòng 2- 4 giờ, chậm nhất đến 12 giờ.

Các bệnh nhân bị ngộ độc do vi khuẩn tụ cầu vàng, với trường hợp nặng nếu không được điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng, có thể dẫn đến tử vong.

Những thực phẩm dễ bị nhiễm tụ cầu vàng nhất là: Sữa, thịt băm, thịt gia súc, gia cầm, tất cả chất đạm (có thể chế biến nấu nướng), … Khi những thực phẩm này nếu không được bảo quản hoặc bảo quản không đúng cách, để bị ôi thiu dễ nhiễm tụ cầu vàng.

Đặc biệt, PGS.TS Trần Đáng cảnh báo, tụ cầu vàng còn tồn tại rất nhiều trong cơ thể con người. Loại vi khuẩn này thường ẩn nấp trong mũi, miệng, mắt, tay, nách… Do đó, nguy cơ dễ nhiễm vào trong các loại thực phẩm.

“Do đó, khi chế biến, chia thực phẩm, mỗi người dân phải giữ gìn vệ sinh đảm bảo an toàn thực phẩm, đeo găng tay, khẩu trang, mặc quần áo bảo hộ. Người tiêu dùng khi mua thực phẩm phải chọn cẩn thận, bảo quản để thực phẩm không bị ôi thiu, ô nhiễm. Dụng cụ chế biến thực phẩm cũng phải được giữ vệ sinh sạch sẽ” - PGS.TS Trần Đáng khuyến cáo.

Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra ở bất cứ món ăn nào, thậm chí, cả trong nước uống.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, quá trình lựa chọn thực phẩm dù rất tốt, tươi sống, đảm bảo ATTP nhưng vẫn có thể nhiễm vi khuẩn từ nhà bếp tới bàn ăn.  

Trong trường hợp các học sinh bị nhiễm tụ cầu thời kỳ ủ bệnh thường ngắn từ 30 phút đến 6 giờ. Triệu chứng là đột ngột đau bụng dữ dội và nôn nhiều, thường xuất hiện sớm trước khi bị tiêu chảy.

Một số trường hợp không bị tiêu chảy, không sốt hoặc sốt rất nhẹ. Biểu hiện nặng nhất có thể mất nước nhiều dẫn đến trụy tim mạch, thường gặp ở trẻ nhỏ và người già yếu, người có miễn dịch kém.

Để hạn chế ngộ độc thực phẩm ở các bếp ăn tập thể trong trường học, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo, mỗi người cần thực hiện các điều kiện quy định chặt chẽ về an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống như: nguồn nguyên liệu, cơ sở chế biến, bảo quản thực phẩm.

Phụ huynh cũng cần tăng cường giám sát chuỗi thực phẩm, quy trình chế biến bởi đây là quyền lợi, giúp đảm bảo an toàn cho con.

Cách phòng nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Theo Bộ Y tế, tụ cầu vàng tên khoa học là Staphylcocs aureus, có đường kính là khoảng 0.8-1 micromet. Loại vi khuẩn này thường tập trung như chùm nho. Khi vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể qua các lỗ hở như một vết cắt hoặc phát ban, nó có thể gây ra nhiễm trùng sâu bên trong, rất nguy hiểm.

Vi khuẩn tụ cầu vàng thường cư trú trên da nhưng ít gây bệnh. Nhưng nếu có các vết xước, mụn trên người, kèm theo vệ sinh cá nhân không tốt, cơ thể có sức đề kháng yếu thì vi khuẩn tụ cầu dễ dàng xâm nhập gây các bệnh nguy hiểm.

Tụ cầu vàng gây ra các tổn thương ngoài da như: chốc lở, viêm nang lông, các loại mụn nhọt, loét da. Thậm chí, có khi tạo nên các ổ áp xe nằm ngay dưới da gây đau đớn, sốt, sưng nề sung huyết làm đỏ cả một vùng da.

Khi nhiễm vào máu, tụ cầu cũng có thể gây nên các bệnh nặng như: áp xe phổi, viêm tủy xương, viêm nội tâm mạc hoặc gây viêm màng não mủ... Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh và cũng có nguy cơ cao gây nhiễm khuẩn huyết.

Khi bị tụ cầu vàng, bác sĩ sẽ điều trị bằng cách cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh.

Khi bị tụ cầu vàng, bác sĩ sẽ điều trị bằng cách cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, ngày này do việc sử dụng kháng sinh tùy tiện, không theo chỉ định đã gây nên tình trạng kháng kháng sinh khiến cho việc điều trị các nhiễm trùng gây nên bởi tụ cầu vàng trở nên khó khăn.

Tụ cầu vàng có khả năng kháng nhiều loại kháng sinh trong đó có kháng sinh nhóm penicillin bao gồm: methicillin, penicillin, amoxicillin và oxacillin.

Tụ cầu vàng thậm chí còn được coi là một loại “siêu vi khuẩn” do hiện nay nó đã trở nên đề kháng với rất nhiều loại kháng sinh mà trước kia có thể sử dụng để tiêu diệt nó trong các bệnh viện, trung tâm y tế…

Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam, mọi người đều có thể bị ngộ độc khi ăn phải những thức ăn bị nhiễm tụ cầu vàng. Những thực phẩm dễ bị nhiễm tụ cầu vàng nhất là: Trứng, thịt gia súc, gia cầm, salad (có trứng, cá ngừ, thịt gà, khoai tây, mỳ ống), các loại bánh nướng có kem, các sản phẩm từ sữa…

Nguồn lây nhiễm tụ cầu vàng có thể do dụng cụ nấu nướng, chế biến thực phẩm không bảo đảm vệ sinh hay do quá trình lựa chọn, chế biến, bảo quản thực phẩm kém chất lượng.

Do đó, Viện Y học ứng dụng Việt Nam khuyến cáo, khi bị nhiễm khuẩn trên da cần bao phủ vùng da đó bằng băng gạc sạch, khô. Giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay theo hướng dẫn, tránh tiếp xúc gần với người mắc bênh, cần làm sạch các vết xước, vết cắt và vết thương trên da để giảm thiểu nguy cơ tụ cầu vàng xâm nhập qua những vết thương hở này.

Người dân cần tuân theo những quy tắc sơ chế và chế biện thực phẩm an toàn để phòng nguy cơ ngộ độc do tụ cầu gây ra. Rửa tay kỹ với xà phòng và nước trước khi chế biến thực phẩm. Nếu có vết thương, nhiễm trùng da, hay nhiễm trùng tại mắt, mũi, không nên chuẩn bị thức ăn cho người khác.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo, người dân cần làm sạch và tiệt trùng nhà bếp và khu vực ăn uống. Khi nấu, đảm bảo nhiệt độ cao trên 60 độ C và bảo quản thực phẩm lạnh dưới 4 độ C. Những thực phẩm cần giữ lạnh cần được đưa vào tủ lạnh càng sớm càng tốt.

Bảo quản thực phẩm đã nấu chín trong các hộp đựng nông, rộng và cho vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ (hoặc 1 giờ nếu nhiệt độ bên ngoài nóng hơn 32˚C). Không chuẩn bị thức ăn nếu bạn bị tiêu chảy hoặc nôn mửa. Đeo găng tay khi chế biến thức ăn nếu bạn có vết thương hoặc nhiễm trùng trên tay hoặc cổ tay.

Theo Thanh Bình/Kinh tế đô thị

Tin liên quan

Bột ngọt được ví như 'canh Mạnh Bà' gây suy giảm trí nhớ? Bà mẹ mang thai, cho con bú...

Bột ngọt là một trong các gia vị mà chúng ta dùng hằng ngày trong chế biến các món ăn,...

Loại củ này bổ như nhân sâm nhưng độc như thạch tín với 3 đối tượng, biết cách dùng...

Với các phụ nữ Việt thì gừng là một thực phẩm có nhiều lợi ích từ làm đẹp đến bồi...

5 loại thực phẩm giúp tăng lượng keratin trong cơ thể, bổ sung hàng ngày tóc đẹp 'miễn bàn'

Các loại thực phẩm nhiều keratin có tác dụng giúp ngăn ngừa rụng tóc, tăng cường sự phát triển của...

Phụ nữ Ấn rất mê loại thảo mộc này, nấu ăn hay làm nước uống đều cực bổ, trị thiếu...

Sả là một loại thảo mộc lâu năm dùng trong ẩm thực đa chức năng có nguồn gốc ở Ấn...

7 món này mà ăn hàng ngày không khác gì 'thuốc độc' bơm âm thầm vào cơ thể, tàn phá...

Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho cơ thể nhưng một số trong đó có thể...

7 lợi ích bất ngờ của quả thanh long với sức khỏe

Thanh long là loại quả quen thuộc của Việt Nam, dưới đây 7 lợi ích bất ngờ của quả thanh...

1 kiểu chế biến rau củ làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng gấp 7 lần

Rau củ muối là món ăn phổ biến trên mâm cơm gia đình của người Việt cũng như nhiều quốc...

Tin mới nhất

Phụ nữ có 3 chỗ này càng "có da có thịt" thì càng nhiều lộc, không phú quý cũng giàu...

23 giờ trước

Đau buồn vì chồng gặp tai nạn qua đời, không ngờ người phụ nữ dắt thêm đứa con nói những...

1 ngày 13 giờ trước

Nghi ngờ chồng có quỹ đen, tôi lén lút trữ của cải cho bản thân mình, nào ngờ ngày đọc...

1 ngày 13 giờ trước

Lâm bệnh nặng, chồng xin vợ cho gặp nhân tình lần cuối, nào ngờ phản ứng của ả bồ khiến...

1 ngày 13 giờ trước

Gọi cả gia đình đi bắt gian, đến tới nơi mở cửa ra, tôi và bố đứng hình trước cảnh...

1 ngày 13 giờ trước

Đêm tân hôn chồng bất ngờ làm điều này, vợ giật mình sửng sốt đôi mắt chưa bao giờ không...

1 ngày 17 giờ trước

Bị chồng ép ly hôn sau 7 năm chung sống, 1 năm sau gặp lại, vợ bàng hoàng khi biết...

1 ngày 17 giờ trước

Cha gần đất xa trời, đột nhiên người phụ nữ lạ đến gặp nói một điều khiến cả nhà tôi...

1 ngày 17 giờ trước

Ngày lên xe hoa, con trai riêng kiên quyết đòi chạy theo, nào ngờ chồng mới cưới quyết định một...

1 ngày 17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình