Rau ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris, là một loại thảo dược tự nhiên thuộc họ Cúc được biết đến với nhiều ứng dụng tuyệt vời trong lĩnh vực y học và cả trong ẩm thực. Ngải cứu được phân bố rộng rãi trên khắp thế giới, chủ yếu là ở các quốc gia thuộc vùng ôn đới của Bắc Mỹ, châu Âu và cả châu Á.

 

Rau ngải cứu thường mọc hoang ở các cánh đồng, được người dân thu hái về để làm rau ăn hàng ngày hoặc làm thuốc chữa bệnh. Nhờ vào thành phần dinh dưỡng cao cùng nhiều hoạt chất có lợi đối với sức khỏe đã khiến cho ngải cứu trở nên hấp dẫn và được sử dụng ngày càng rộng rãi.

Thành phần dinh dưỡng trong rau ngải cứu

Trong 100g rau ngải cứu chứa đựng những dưỡng chất quan trọng có lợi đối với sức khỏe có thể kể đến như sau:

- Năng lượng: 32 kcal

- Protein: 0,33g

- Chất béo: 0,52g

- Carbohydrates: 3,64g

- Chất xơ: 3,8g

- Nước: 89,21g

- Vitamin A: 3μg

- Vitamin B1: 0,028mg

- Vitamin B2: 0,348mg

- Vitamin B6: 0,152mg

- Vitamin B9: 215μg

- Vitamin C: 3,6mg

- Vitamin PP: 0,639mg

- Kali: 633mg

- Canxi: 275mg

- Magie: 121mg

- Sắt: 1,88mg

- Photpho: 88mg

Nhờ vào thành phần dinh dưỡng đa dạng và bổ ích của ngải cứu khiến cho loại dược liệu này trở nên hữu dụng và giúp phòng ngừa nhiều chứng bệnh có thể gây nguy hại đến sức khỏe. Do đó đây đúng là “thực phẩm vàng” nên được sử dụng thường xuyên và đúng cách.

Tại sao ngải cứu lại không tốt cho bà bầu?

Ngải cứu là một nguồn cung cấp rất tốt các dưỡng chất quan trọng, bao gồm vitamin, khoáng chất và đặc biệt là hàm lượng folate cao có lợi cho phụ nữ đang mang thai. Folate đóng vai trò quan trọng trong phát triển dây thần kinh não bộ và giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

 

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hoạt chất Thujone trong ngải cứu lại có thể gây kích thích co bóp tử cung và khiến gây ra tình trạng sảy thai hoặc sinh non. Ngoài ra, sự tồn tại của Thujone trong ngải cứu còn có thể khiến tình trạng suy thận ở bà bầu trở nên trầm trọng hơn.

Do đó bà bầu trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ tuyệt đối không nên ăn rau ngải cứu để tẩm bổ, tránh gây ra các sự cố đáng tiếc. Sau thời gian đó, nếu muốn ăn ngải cứu trở lại thì hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Tùy theo thể trạng của từng chị em mà các bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn hợp lý.

Một số tác dụng hữu ích của rau ngải cứu đối với sức khỏe

Ngải cứu nếu sử dụng thường xuyên và đúng cách sẽ mang đến những tác dụng đáng kinh ngạc đối với sức khỏe, một số công dụng có thể kể đến như:

1. Khả năng chống vi khuẩn

Rau ngải cứu chứa các hợp chất sinh học có khả năng kháng lại sự sinh sôi của vi khuẩn và nấm trong cơ thể con người, nhờ đó giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tác nhân gây bệnh trong cơ thể.

2. Hỗ trợ an thần

Một số hợp chất trong rau ngải cứu có tác dụng an thần nhẹ, giúp người sử dụng có thể giảm căng thẳng và lo âu.

3. Cải thiện hệ tiêu hóa

Rau ngải cứu thúc đẩy cơ thể tiết ra các enzyme tiêu hóa hữu ích, nhờ đó giúp cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn, ngăn ngừa đầy bụng, khó tiêu, táo bón, ổn định dạ dày, ruột và các bộ phận khác.

4. Tác dụng chống viêm

Các hợp chất trong rau ngải cứu có khả năng giảm viêm nhiễm trong cơ thể, từ đó hỗ trợ giảm đau, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm bị nặng hơn, đặc biệt hữu ích đối với các bệnh viêm xương khớp, viêm gan,...

5. Giúp điều trị cảm lạnh và viêm họng

Theo Đông y, rau ngải cứu có vị đắng, tính nóng, có tác dụng làm dịu tức thì viêm họng và giúp giảm triệu chứng cảm lạnh như sổ mũi và ho. Ngoài ra loại rau này còn giúp hạ sốt rất hiệu quả và được nhiều người tin dùng.

6. Tăng kích thích tiết mật

Rau ngải cứu có khả năng tăng cường tiết mật từ gan và túi mật, nhờ đó giúp cải thiện quá trình tiêu hóa chất béo dư thừa trong cơ thể và giảm bớt các triệu chứng có hại liên quan đến hệ tiêu hóa.

7. Điều hòa kinh nguyệt, khí huyết

Các chị em phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt gặp vấn đề trong chu kỳ hàng tháng khi sử dụng rau ngải cứu sẽ giúp ổn định cơ thể, điều hòa khí huyết hiệu quả.