Loại rau giàu canxi gấp 16 lần nước hầm xương, giúp da mọng ẩm, cơ thể dẻo dai: rộ nhất vào mùa Đông được chuyên gia khuyên dùng
Hiểu rõ hơn về nước xương hầm
Theo Báo Sức khỏe và đời sống, cách đây 20.000 năm trước công nguyên, nước xương hầm đã trở thành món ăn ở trên nhiều quốc gia. Một số nhà nhân chủng học còn phát hiện ra rằng, từ thời tiền sử, con người đã biết thu nhặt lại xương của những con vật đã chết do sói hoặc các động vật săn mồi khác tấn công, sau đó họ bỏ đi phần xương bên ngoài và lấy phần tủy giàu dinh dưỡng bên trong.
Xương động vật khá tốt, chúng chứa một lượng lớn các chất khoáng cũng như 17 axit amin khác nhau, collagen và gelatin. Mặc dù ở mỗi loại xương khác nhau có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau, thời gian nấu và cách nấu khác nhau nhưng đều chứa các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Trong nước xương đặc biệt nếu hầm cùng với da động vật thì sẽ có nhiều keratin, collagen và GAGs. Collagen giúp cải thiện được độ đàn hồi của da và cải thiện độ ẩm cho da.
Tuy nhiên, nếu dùng nước xương hầm thay canh hay dùng quá nhiều thì có thể sẽ gặp phản ứng ngược. Theo bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng - Bác sĩ trưởng Nutrihome Lê Đại Hành - Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome chia sẻ trên VnExpress, quan niệm 'ăn xương bổ xương' là không đúng. Ngược lại, nếu trẻ ăn nhiều bột, cháo với nước ninh xương mà thiếu bổ sung các thực phẩm khác thì sẽ đối mặt nguy cơ thiếu nhiều thành phần dinh dưỡng.
Các chuyên gia cho biết, khi ninh xương, nhìn màu trắng đục của nước tưởng rất nhiều canxi nhưng thực chất, hàm lượng canxi trong đó rất ít (2-4mg/100ml, trong khi canxi của sữa là 100-150mg/100ml). Và màu trắng đục đó chính là chất béo và purine.
Cơ thể dung nạp quá nhiều chất béo dễ gây ra béo phì, thời gian dài ăn canh xương có nhiều purine có thể dẫn đến mỡ máu cao, acid uric cao, vv. Những người bị huyết quản tim, bệnh phong, huyết áp cao, mỡ máu cao, tiểu đường càng không nên ăn.
Ngoài ra, canh xương cũng rất ít đạm và nếu có sẽ nằm chủ yếu ở phần thịt của xương vì vậy chỉ ăn canh xương sẽ không bổ sung đủ lượng đạm cơ thể cần.
Với trẻ em, bố mẹ không dùng duy nhất nước hầm xương để nấu bột hay cháo hàng ngày. và chỉ nên sử dụng nước hầm xương 1-2 lần/tuần, tránh lạm dụng sẽ khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu dẫn đến biếng ăn. Đặc biệt khi sử dụng, ba mẹ hãy chú ý vớt bỏ lớp mỡ bên trên. Mỗi lần nấu, chỉ nên dùng khoảng 2-3 lạng xương hoặc vài chiếc chân gà ta, dùng xương cá, tôm... để thay đổi các loại nước hầm khác nhau, kích thích vị giác cho trẻ tốt hơn.
Loại rau tốt hơn nước hầm xương
Theo Tri thức và cuộc sống, không chỉ có mùi thơm đặc trưng giúp kích thích vị giác và khứu giác khi ăn, loại rau đang bắt đầu vào mùa này còn có vô vàn lợi ích khác đối với cơ thể.
Cũng theo nhà khoa học, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết rau diếp thơm trong mùa đông không chỉ mang giá trị ẩm thực, mà còn chứa nhiều dinh dưỡng cho cơ thể.
Rau diếp thơm khá đặc biệt vì chúng vừa có thể dùng để ăn sống, vừa làm rau gia vị và có thể dùng nấu canh như các loại rau lá khác.
Trong y học cổ truyền, rau diếp còn có tên gọi là cải nhíp, có vị ngọt, mùi thơm, tính hàn, không độc, tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, an thần, nhuận tràng, lợi sữa… Đáng chú ý, hàm lượng dinh dưỡng trong loại rau này khá đa dạng, nên khi ăn có thể bổ sung nhiều chất cho cơ thể.
Cụ thể, rau diếp chứa nhiều kali, vitamin C và canxi, sắt, phốt pho và beta-caroten… Dù chứa nhiều dưỡng chất nhưng loại rau này lại cho năng lượng rất thấp chỉ 14kcal/100g phần rau ăn được, vì thế phù hợp cho những người có ý định giảm cân. “Do năng lượng ít, ai có ý định giảm cân nên dùng loại rau này để làm salad, ăn sống hoặc nấu canh ăn trong bữa cơm hàng ngày”, ông Sáng chia sẻ.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết rất nhiều người hay hầm xương heo nhằm bổ sung canxi nhưng hàm lượng canxi thực tế có được từ món này lại rất ít. Cụ thể, trong một muỗng canh xương heo hầm chỉ chứa khoảng 2mg canxi. Trong khi đó, theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, trong 100g rau diếp phần ăn được đã có tới 38mg canxi, bằng uống 16 muỗng canh xương heo hầm.
Cũng chính vì có lượng canxi khá cao, nên rau diếp tốt cho xương khớp, nhất là với trẻ nhỏ. Ngoài ra, lượng vitamin K có trong rau diếp khá cao (173.6 microgam/100g) nên nó sẽ tăng khả năng tích lũy canxi giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi.
Ngoài việc giúp bổ sung canxi, lương y Bùi Đắc Sáng cho biết ăn rau diếp còn giải nhiệt và tốt cho mắt do có nhiều vitamin A và beta-caroten. Vitamin A trong rau diếp còn tốt cho làn da, nhất là vào mùa đông khi da hay bị khô.
Lưu ý những người đang bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, hay bị lạnh bụng không nên ăn rau diếp thơm… Vì loại rau này có khả năng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng nên có thể làm tình trạng trầm trọng hơn. Như vậy, vào mùa Đông, thời tiết lạnh, loại rau đặc biệt này có thể dùng trong bữa ăn giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường năng lượng dễ dàng rồi.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...