Loại nước bán đầy ở vỉa hè nhưng lại cực sạch và bổ dưỡng, kết hợp với mật ong tác dụng được nhân đôi
Ở Việt Nam nước dừa không chỉ là thức uống giải khát, mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như bù nước điện giải, tăng sức đề kháng, phòng sỏi thận, tốt cho tiêu hóa…
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, nước dừa ngoài chứa một số chất dinh dưỡng và khoáng chất rất tốt cho cơ thể còn đảm bảo độ an toàn nhất so với những loại nước ép hay nước được lấy từ các loại trái cây khác. Lý do là nước dừa được bao bọc bởi lớp cùi và lớp vỏ rất dày, quá trình phát triển cũng không chịu sự tác động của chất kích thích hay thuốc trừ sâu.
Về giá trị dinh dưỡng, nước dừa ít chất béo, chứa chủ yếu là nước và cung cấp một số khoáng chất như canxi, magie, phốt pho, kali… Mặc dù là loại quả an toàn cho sức khỏe, chứa nhiều dinh dưỡng nhưng PGS Lâm khuyên mọi người không nên uống nhiều, mỗi ngày không uống quá 1-2 quả dừa và không uống liên tục.
Nước dừa chứa nhiều dinh dưỡng nhưng không nên uống quá 2 quả/ngày và không uống liên tục. (Ảnh minh họa)
Trường hợp quá lạm dụng nước dừa có thể khiến nồng độ kali trong máu trở nên quá cao, dễ dẫn đến các vấn đề về thận và tim mạch. Vì thế, tốt nhất nên uống xen kẽ nước dừa, chứ không nên ngày nào cũng uống.
“Khi uống 2 quả dừa có nghĩa là đã nạp vào cơ thể 140kcal, bằng khoảng một bát cơm. Như vậy, uống 2 quả dừa thì cần đi bộ khoảng 45 phút để đốt cháy số năng lượng này. Vì thế, dù là nước dừa an toàn, lành mạnh nhưng cũng không nên uống nhiều”, bà Lâm khuyên
Ngoài ra, trong nước dừa cũng có lượng đường nhất định, vì thế nếu đã uống nước dừa thì nên hạn chế ăn hoa quả ngọt hoặc đồ uống có đường khác. Một vấn đề PGS Nguyễn Thị Lâm lưu ý, là khi nước dừa còn ở trong quả thì rất an toàn, nhưng khi đã tiếp xúc với môi trường bên ngoài thì thường nhanh chóng bị vi khuẩn xâm nhập trong vòng 20 phút. Vì thế, tốt nhất nên uống nước dừa ngay sau khi mới bổ, nếu ở hàng quán không nên uống nước dừa đã rót ra từ trước.
Lương y Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội) cho biết, trong đông y, nước dừa thuộc tính âm, có vị ngọt ấm, không độc, giúp tăng cường khí lực, tươi nhuận nhan sắc, giải nhiệt. Theo ông Sáng, tác dụng dễ thấy nhất của nước dừa là giúp bổ sung nước cho cơ thể, và thực tế nó từng được dùng để điều trị chứng mất nước khi bị tiêu chảy và giúp cân bằng chất điện giải rất tốt.
Nước dừa kết hợp với mật ong là thức uống rất bổ dưỡng, nhất là vào buổi sáng. Ảnh minh họa.
“Chúng ta biết chuối là nguồn cung cấp kali dồi dào. Tuy nhiên, nước dừa lại chứa lượng kali nhiều gần gấp đôi so với chuối. Dù vậy, không nên lạm dụng uống quá nhiều, bởi khi cơ thể dư thừa kali cũng gây hệ lụy với sức khỏe”, ông Sáng nói.
Gần đây, có không ít người chia sẻ công thức kết hợp nước dừa với mật ong để giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể, nhất là khi uống vào buổi sáng. Lương y Bùi Đắc Sáng cho rằng, mật ong và nước dừa không kỵ nhau. Mật ong còn giúp tăng hương vị thơm ngon cho nước dừa, đồng thời vừa giúp giữ nước, vừa cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên, nước dừa và mật ong đều chứa lượng đường nhất định, vì thế khi pha nên chú ý tỉ lệ để không quá ngọt. Uống nước dừa mật ong vào buổi sáng khi mới ngủ dậy, lúc bụng đang đói cũng rất tốt để cung cấp năng lượng tạm thời trước khi ăn bữa sáng.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...