Loại củ ví như "sâm của người nghèo" giúp bảo vệ gan, bổ tim mạch
Củ cải trắng chứa nhiều vitamin và khoáng chất bao gồm: kali, mangan, vitamin A, K, C, vitamin B9, lutein, beta-carotene và zeaxanthin.
Thân, rễ, lá của loài thực vật này đều là các kho dinh dưỡng giá trị trong chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm gây ra, đồng thời hỗ trợ tăng cường sức khỏe.
Flavonoid và axit phenolic trong củ cải có khả năng tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và ngăn chặn sự phát triển của chúng.
Không những thế, loại rau này còn là nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa tự nhiên như: vitamin C, vitamin E và beta-carotene cùng phenolic giúp ngăn ngừa bệnh tật và bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do gây hại.
Các nghiên cứu khoa học đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị sức khỏe đa dạng của củ cải, từ việc bảo vệ tim mạch, cải thiện hệ tiêu hóa đến hỗ trợ quá trình giảm cân.
Bảo vệ tim mạch
Một trong những lợi ích đáng chú ý nhất của củ cải là khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Các chất chống oxy hóa như flavonoids và glucosinolates trong củ cải đã được xác định là có khả năng giảm mức cholesterol xấu trong máu.
Nghiên cứu đăng tải trên "Journal of Nutrition" cho thấy rằng, những người thường xuyên ăn củ cải có khả năng kiểm soát huyết áp tốt hơn và giảm nguy cơ béo phì.
Bảo vệ gan
Lợi ích sức khỏe của củ cải thể hiện ở tác dụng chăm sóc gan siêu việt với khả năng làm giảm các tổn thương gan, do lạm dụng rượu hoặc thuốc gây ra, điều chỉnh men gan trở lại mức bình thường và tái tạo tế bào gan bằng vitamin C, flavonoid và polyphenol, hỗ trợ gan hoạt động tốt hơn.
Củ cải với hàm lượng chất chống oxy hóa cao còn có thể bảo vệ gan chống lại tác hại của các gốc tự do, giảm stress oxy hóa và làm giảm các nguy cơ mắc bệnh về gan.
Các hợp chất phenolic trong củ cải có thể vô hiệu hóa các phản ứng có hại, giúp bảo vệ và tăng cường cấu trúc và chức năng gan.
Chống oxy hóa mạnh mẽ
Củ cải là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa mạnh mẽ, bao gồm vitamin C, A và K. Những chất này không chỉ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch mà còn ngăn chặn sự hình thành gốc tự do.
Gốc tự do là nguyên nhân chính của quá trình lão hóa và có thể góp phần vào sự phát triển của nhiều loại ung thư.
Cung cấp khoáng chất quan trọng
Củ cải không chỉ chứa nhiều vitamin mà còn là nguồn cung cấp khoáng chất quan trọng như kali, canxi và magie. Các khoáng chất này không chỉ đảm bảo cân bằng điện giải giữa các tế bào, mà còn giúp giảm nguy cơ loãng xương, một vấn đề phổ biến ở người trưởng thành và người già.
Hỗ trợ quá trình giảm cân
Nghiên cứu từ Đại học Harvard chỉ ra rằng, củ cải có thể hỗ trợ quá trình giảm cân. Thành phần chống ô nhiễm trong củ cải có thể kích thích quá trình đốt cháy mỡ và tăng cường chuyển đổi năng lượng từ thức ăn thành năng lượng tiêu thụ.
Điều này không chỉ giúp giảm cân mà còn tạo ra một nguồn năng lượng ổn định cho cơ thể.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Chất xơ trong củ cải là yếu tố quan trọng để duy trì chức năng ruột khỏe mạnh. Nó giúp cải thiện sự di chuyển của thức ăn qua đường ruột, ngăn chặn sự hình thành bệnh trĩ và giảm nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày.
Cách làm lẩu bò nhúng giấm ngon đậm đà
Chỉ với vài bước đơn giản, thế là bạn đã có thể thưởng thức được từng miếng bò dai mềm nhúng với phần nước mặn mà, chua ngọt dịu nhẹ hấp dẫn vô cùng!
Những món ăn vặt giúp giữ ấm cơ thể, tăng cường sức đề kháng và phòng bệnh cúm mùa
Khi cái lạnh của mùa đông kéo đến, cảm giác thèm ăn đồ ăn nhẹ trở thành một phần không thể thiếu trong thói quen của nhiều người.
3 cách nấu lẩu gà ớt hiểm ấm lòng mùa đông
Với cách nấu lẩu gà ớt hiểm sau đây, bạn có thể trổ tài chế biến để chiêu đãi gia đình và bạn bè một món ăn không chỉ thơm ngon lại còn vô cùng bổ dưỡng.
Thêm 1 công thức biến tấu dâu tây thành món ăn ngon lạ, vừa bổ máu lại đẹp da giữ dáng
Dưới đây đây là một số món ăn gợi ý bạn có thể làm thử ở nhà.