Riềng (hay còn gọi là riềng thuốc, cao lương khương...) có tên khoa học là Alpinia galangal (L.) Sw. Synonym, là thân cây thảo thuộc họ Zingiberaceae. Đây là một loại gia vị có nguồn gốc từ Nam Á, có liên quan mật thiết với củ gừng và củ nghệ.

Ở nước ta, cây riềng mọc hoang và được trồng khắp nơi. Từ lâu đã được người dân sử dụng như một loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn, nhất là trong những ngày trời lạnh.

Thế nhưng, ngoài làm gia vị, bản thân củ riềng cũng là một vị thuốc cực kỳ tốt cho sức khỏe vì có thể chữa được rất nhiều bệnh tật.

Bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh ung thư

Sử dụng củ riềng thường xuyên có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại một số loại ung thư.

Các nghiên cứu trên ống nghiệm đã cho thấy, hợp chất hoạt tính trong củ riềng có thể tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chặn sự lây lan. Một số nghiên cứu khác cho thấy, củ riềng có thể giúp chống lại tế bào ung thư ruột kết, ung thư vú, ống mật, da và gan.

Tuy nhiên, đây chỉ là các nghiên cứu trên ống nghiệm, vẫn cần nhiều nghiên cứu thực tiễn trên người để có thể chứng minh công dụng này của củ riềng.

Tăng cường khả năng sinh sản nam giới

Có một vài bằng chứng cho rằng, củ riềng có thể tăng cường khả năng sinh sản của nam giới.

Một nghiên cứu kéo dài 3 tháng ở 66 người đàn ông có chất lượng tinh trùng thấp, khi được cho dùng chất bổ sung hàng ngày có chứa chiết xuất từ củ riềng và quả lựu đã làm tăng khả năng di chuyển tinh trùng 62%, so với mức tăng 20% ở những người sử dụng giả dược.

Đây là một phát hiện rất thú vị, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ hiệu quả này là do chiết xuất từ củ riềng hay do quả lựu. Cần có thêm nhiều nghiên cứu trên người để có thể xác định tác dụng của củ riềng đối với khả năng sinh sản nam giới.

Chống viêm và giảm đau
Củ riềng có thể giúp giảm viêm do có chứa HMP – một chất phytochemical tự nhiên có đặc tính chống viêm mạnh khi được nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm.

Trên thực tế, tất cả các loại cây thuộc họ Zingiberaceae, bao gồm củ riềng, đều có tác dụng giảm đau (một triệu chứng phổ biến của viêm). Tuy vậy, vẫn cần nhiều nghiên cứu khác về tác dụng giảm đau, chống viêm của củ riềng trên người trước khi đưa ra kết luận chính xác.

Chống lại nhiễm trùng


Củ riềng có chứa tinh dầu, loại tinh dầu này có thể chống lại vi sinh vật. Do đó, củ riềng có thể giúp kéo dài thời gian bảo quản của một số loại thực phẩm.

Bên cạnh đó, khi thêm củ riềng tươi vào món ăn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh vibriosis – một bệnh nhiễm trùng do ăn động vật có vỏ chưa được nấu chín.

Củng cố hệ miễn dịch
Nhiều nghiên cứu cho thấy chiết xuất polysaccharide trong củ riềng có tác động kích thích hệ lưới nội mô và làm tăng số lượng tế bào lá lách cũng như tế bào rỉ viêm phúc mạc, đây là những tế bào đóng vai trò then chốt trong hệ miễn dịch.

Hỗ trợ tiêu hóa
Nhiều người nhắc đến củ riềng với công dụng chữa đau bụng. Ngoài ra, nó còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm các vấn đề như nôn ói, tiêu chảy...

Đối phó với trầm cảm
Củ riềng chứa một loại dưỡng chất có tên là TNF-alpha, đây là một loại dưỡng chất thực vật có thể đối phó với bệnh trầm cảm.