Lo lắng thái quá: Dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh rối loạn lo âu
Bệnh rối loạn lo âu là một dạng rối loạn tâm lý phổ biến trong xã hội hiện nay. Người bệnh thường rơi vào trạng thái lo lắng, sợ hãi, căng thẳng quá mức trước những tình huống, sự việc xảy ra trong cuộc sống. Để biết xem mình có đang mắc phải bệnh rối loạn lo âu, bạn hãy tham khảo những triệu chứng dưới đây nhé!
Sau đây là những triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu:
Căng thẳng, lo lắng quá mức: Đây là triệu chứng điển hình trong những biểu hiện của bệnh rối loạn lo âu. Người bệnh luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãi thái quá trước những sự việc xảy ra trong cuộc sống hằng ngày.
Đứng ngồi không yên: Đây là dấu hiệu của bệnh rối loạn lo âu rõ ràng nhất. Bệnh nhân thường nói nhiều, đi lại liên tục, đứng ngồi không yên.
Khả năng tập trung kém: Bệnh rối loạn lo âu kéo dài sẽ gây mất khả năng tập trung, từ đó dẫn tới suy giảm trí nhớ.
Đột nhiên cảm thấy sợ hãi vô lý: Người bệnh rối loạn lo âu thường xuyên có cảm giác sợ hãi một cách đột ngột nhưng không rõ nguyên nhân gây sợ là gì, từ đó dẫn tới ám ảnh.
Chóng mặt, đau đầu kéo dài, buồn nôn: Người bị bệnh rối loạn lo âu sẽ thường có cảm giác đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, từ đó dẫn tới giảm tự tin trong giao tiếp, cản trở trong công việc.
Rối loạn tiêu hóa, tăng hoặc sụt cân: Bệnh rối loạn lo âu sẽ làm thay đổi khẩu vị của người bệnh. Một số người bệnh có thể bị tăng hoặc sụt cân một cách không kiểm soát.
Rối loạn giấc ngủ: Do căng thẳng, lo lắng kéo dài, người bệnh rối loạn lo âu thường xuyên cảm thấy buồn ngủ hoặc mất ngủ, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Mệt mỏi kiệt sức: Người bị bệnh rối loạn lo âu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kiệt quệ, đuối sức, không muốn làm gì.
Mất bình tĩnh: Khi người bệnh rối loạn lo âu liên tục trải qua tình trạng bồn chồn, lo lắng, họ sẽ trở nên cáu kỉnh và mất bình tĩnh.
Bên cạnh đó còn kèm theo các triệu chứng như: tim đập nhanh, đổ mồ hôi, ngại giao tiếp, né tránh các mối quan hệ xã hội, luôn trong tình trạng nghi ngờ bản thân, tưởng tượng ra tương lai rồi đột nhiên sợ hãi… Bệnh rối loạn lo âu nếu không được chữa kịp thời sẽ dẫn tới bệnh rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm, gây ảnh hưởng tiêu cực tới người bệnh, thậm chí có thể dẫn tới tự tử.
Vậy nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn lo âu là gì?
Bệnh rối loạn lo âu có thể gặp ở bất kỳ đối tượng và độ tuổi nào, thậm chí là trẻ em. Cho đến hiện tại, các nhà khoa học chưa rõ các nguyên nhân gây ra lo âu, nhưng có thể thấy các yếu tố nguy cơ thường gặp nhất là:
Yếu tố môi trường sống: Đây là một nguyên nhân cơ bản nhất của bệnh rối loạn lo âu có thể gặp ở hầu hết các đối tượng. Ví dụ như: bà nội trợ với áp lực tiền bạc, áp lực quan hệ gia đình nội – ngoại, nhân viên áp lực KPI công việc, người quản lý áp lực với thay đổi cuộc sống, học sinh – sinh viên áp lực với điểm số…
Yếu tố gen di truyền: Thật khó tin khi bệnh rối loạn lo âu có thể gây ra bởi gen di truyền. Tuy nhiên, theo nghiên cứu cho thấy, có những bệnh nhân dù kiến thức và địa vị cao trong cuộc sống nhưng vẫn có thể dễ dàng mắc bệnh rối loạn lo âu do gen di truyền.
Yếu tố tâm lý và quá trình phát triển: Điều này khá rõ ràng khi một số bệnh nhân mắc bệnh rối loạn lo âu bởi trong quá khứ, họ bị ngược đãi, lạm dụng, bị cư xử không phù hợp, dẫn tới ám ảnh suốt một thời gian dài.
Vậy làm thế nào để điều trị bệnh rối loạn lo âu?
Trước hết, bạn nên đi khám đúng chuyên khoa. Hiện nay, thuốc điều trị rối loạn lo âu không thể chữa “tận gốc” nhưng rất hiệu quả trong việc giảm mức độ nặng của các triệu chứng. Ngoài ra, kết hợp một số loại khác trong các thuốc chống trầm cảm cũng có thể mang lại kết quả tốt.
Bên cạnh đó, hàng ngày bạn cần sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên để nâng cao sức khỏe tinh thần, giảm lo âu, trầm uất, làm dịu thần kinh và gây ngủ tự nhiên.
Trong xã hội hiện đại, nhiều người tìm đến phương pháp tâm lý trị liệu hành vi như: thiền, yoga… để giúp bệnh nhân “học” cách thay đổi trong tư duy, hành động, từ đó tìm ra cách thoát khỏi bệnh rối loạn lo âu. Những người thân trong gia đình nên thường xuyên động viên, khích lệ tinh thần và chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu để giúp họ vượt qua được những sợ hãi, lo lắng, tự ti, mặc cảm.
Để ngăn chặn và cải thiện bệnh rối loạn lo âu, mất ngủ và trầm cảm hiệu quả, người bệnh cần thực hiện chế độ sinh hoạt điều độ, lành mạnh, có chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe bản thân.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng thường xuyên nghe nhạc thư giãn, nói chuyện với những người tích cực, mở rộng mối quan hệ, sẽ giúp bạn thêm yêu đời và tin tưởng vào cuộc sống.
Nếu bạn đang lo lắng triền miên và luôn trong cảm giác hồi hộp, sợ hãi thì bạn nên tới các cơ sở y tế để điều trị dứt điểm bệnh rối loạn lo âu. Vì nếu để tình trạng này kéo dài, rối loạn lo âu sẽ dẫn tới trầm cảm nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực tới công việc và hạn chế sự phát triển của bản thân.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....