Phụ Nữ Sức Khỏe

Chế độ ăn uống để bảo vệ thận

Theo các bác sĩ, những người bị suy thận cần có chế độ ăn tương đối khắt khe. Vì thận là nơi thải độc cho cơ thể, mọi chất độc đều đổ vào thận.

Ăn uống để bảo tồn thận

Theo giáo sư Nguyễn Nguyên Khôi, Nguyên trưởng khoa Thận nhân tạo bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho rằng tại Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính thức. Song ước tính, mỗi năm có khoảng 8.000 ca bệnh mới được phát hiện và bệnh ngày càng có xu hướng tăng lên và trẻ hoá.

Trong khi đó, việc điều trị ăn uống như thế nào để bảo tồn thận ở Việt Nam hiện nay đang rất kém. GS Khôi cho rằng những người bị bệnh thận cần cẩn trọng trong việc ăn uống ngoài ăn sạch, uống sạch thì việc ăn uống khi phát hiện suy thận giúp thận tránh tăng độ suy.

GS Khôi kể trường hợp bệnh nhân Vũ Anh Minh (24 tuổi), trước đó Minh bị suy thận độ 2. Sau điều trị, thận phục hồi không phải chạy thận nhưng bệnh nhân chủ quan nghĩ bệnh khỏe rồi nên ăn uống vô tội vạ. Chỉ 1 năm sau, bệnh nhân vào viện kiểm tra lại thì suy thận đã lên độ 4, độ 5. Nam thanh niên này nhanh chóng phải chạy thận lọc máu và từ đó đến nay bệnh nhân sống bằng lọc máu chu kỳ.

Suy than nen kieng gi
Chế độ ăn uống cần thận trọng để bảo vệ thận - Ảnh minh họa: Internet

Một trường hợp bệnh nhân khác, bà Đào Thị Hải  (45 tuổi, quê Thường Tín, Hà Nội) bị suy thận. Sau khi điều trị, bà Hải về nhà có ăn kiêng nhưng lại chưa được tư vấn sâu nên bà ăn nhiều hoa quả, rau xanh. Trong khi đó, bác sĩ cho rằng nhiều loại hoa quả, rau xanh có hàm lượng kali rất cao, có thể gây ra biến chứng nặng, ngừng tuần hoàn. Nếu không kịp cấp cứu, bệnh nhân có thể ngừng tim và tử vong.

Những năm trước, truyền thông về bệnh thận còn hạn chế nên bệnh nhân bị suy thận ngày càng tăng hơn. Gần đây, bệnh nhân suy thận được tư vấn nên tỷ lệ biến chứng do ăn uống khi bị suy thận giảm đi.

GS Khôi nhấn mạnh, bảo tồn thận sau suy thận là vô cùng quan trọng và người bệnh cần chú ý ăn uống đúng tư vấn. Đặc biệt, không tự ý uống các loại thuốc lá, thuốc Đông y khi chưa được bác sĩ điều trị cho phép.

Bị suy thận ăn uống như thế nào?

Những người bị suy thận có chế độ ăn uống khắt khe. Theo bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục truyền thông dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, những người suy thận không nên ăn quá nhiều thức ăn giàu canxi, đạm như nghêu, sò, tôm, cua...

Đặc biệt, người bệnh tăng huyết áp cũng dễ bị suy thận nên cần phải kiểm tra huyết áp thường xuyên. Bên cạnh đó, cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp để luôn giữ huyết áp ổn định.

An uong khi bi suy than

Những người suy thận không nên ăn quá nhiều thức ăn giàu canxi, đạm như nghêu, sò, tôm, cua... - Ảnh minh họa: Internet

Bác sĩ Tiến cho biết có nhiều người bị thận vẫn giữ thói quen ăn mặn. Đây là điều nguy hiểm vì việc ăn mặn sẽ dẫn tới cơ thể giữ nước, làm tăng gánh nặng cho thận. Người bệnh thận chỉ nên ăn từ 2-4g muối/ ngày và giảm lượng đạm tiêu thụ tùy thuộc vào mức độ suy thận.

Bên cạnh đó, uống nhiều nước là giải pháp hiệu quả giúp thận lọc chất độc, cặn bã ra ngoài. Nguyên tắc chung là nước phải đủ cho cơ thể (mỗi người trung bình cần 2,5 lít nước/ngày). Nếu nước tiểu ít, phải uống nhiều nước. Tuy nhiên, những người bị suy thận ở giai đoạn nặng, bệnh nhân hạn chế uống nước để giảm áp lực cho thận và không dùng nhiều đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê.

Những người bị suy thận nên chú ý ăn cực ít muối (ăn nhạt nếu có phù, mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 2 thìa nhỏ nước mắm); ăn hạn chế đạm thực vật như đậu đỗ, lạc, vừng, tránh ăn nội tạng động vật; đồ nướng, rán, thực phẩm giàu kali(cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, lạc, hạt điều, dẻ, socola); thực phẩm giàu phốt-pho (pho-mat, cua, lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, đậu đỗ…).

Các bác sĩ khuyến cáo nên ăn các loại chất bột (khoai lang, khoai sọ, miến dong); chất đường (đường, mía, mật ong, hoa quả ngọt); chất béo (có thể ăn khoảng 30 - 40g/ngày, ưu tiên chất béo thực vật); bổ sung canxi (sữa); bổ sung vitamin (nhóm B, C, acid folic…).

Người bị thận nên uống đủ lượng nước hàng ngày. Lượng nước uống hàng ngày nên sử dụng bẳng tổng: 300 đến 500ml (tùy theo mùa) + lượng nước tiểu hàng ngày + lượng dịch mất bất thường, hạn chế đồ uống có ga, cồn (bia, rượu...).

Khi bị suy thận, người bệnh cần chú ý sức khỏe, phải khám và theo dõi sức khoẻ định kỳ để đảm bảo phát hiện sớm giai đoạn của suy thận. Tránh trường hợp từ suy thận độ 1 đến khi khám lại đã chuyển sang suy thận độ 5.

Bảo Lâm

Tin liên quan

Ung thư vú nhưng vẫn gác điều trị để mang thai

Các bác sĩ Bệnh viện K trung ương vừa tiếp tục cứu sống một sản phụ mang thai trong quá...

Tổng hợp những cách chữa chín mé ở tay hiệu quả nhất

Chín mé khá phổ biến, xuất hiện ở khóe móng tay hoặc móng chân mang đến cảm giác đau nhức...

Mụn đầu đinh bất ngờ mọc, hãy áp dụng ngay những cách chữa đơn giản này

Mụn đầu đinh có những biểu hiện bên ngoài tương đối giống mụn bọc mủ và mụn trứng cá nên...

Cách làm hồng treo gió tại nhà ngon không tưởng

Nếu bạn là tín đồ của món hồng dẻo thì hãy áp dụng ngay cách làm hồng treo gió tại...

Bệnh tổ đỉa và cách chữa trị dứt điểm

Bệnh tổ đỉa và cách chữa trị hiệu quả là gì luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm....

Tác dụng của mãng cầu xiêm đối với sức khỏe con người

Mãng cầu xiêm là một loại quả chứa hàm lượng cao các loại vitamin. Vậy tác dụng của mãng cầu...

Cảnh báo: Những thói quen khiến tóc bạc sớm

Tóc bạc sớm là dấu hiệu của lão hoá và do nhiều tác nhân như lối sống, di truyền và...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình