Làm gì khi thấy choáng váng vì tụt huyết áp?
TS.BS Nguyễn Đức Hải, khoa Nội cán bộ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, cho biết không giống như tăng huyết áp, huyết áp thấp không phải là một bệnh. Đây chỉ là một trạng thái hay triệu chứng gặp trong rất nhiều trường hợp khác nhau, mức độ ảnh hưởng của nó tuỳ thuộc vào bệnh lý gây nên huyết áp thấp (ví dụ bị trụy tim mạch do mất nước, mất máu, suy tim, dùng quá liều các thuốc hạ huyết áp, bệnh nội tiết...).
Huyết áp thấp khi huyết áp tối đa <100 mmHg. Vì vậy, nếu kiểm tra huyết áp thấy thấp, kèm theo các triệu chứng khác, bạn cần phải thăm khám xem có bệnh lý nào khác không. Ngoài ra, cũng cần xem lại có đang dùng thuốc ảnh hưởng tới huyết áp và nên kiểm tra huyết áp nhiều lần với nhiều người kiểm tra khác nhau.
"Lý tưởng nhất là đo huyết áp liên tục 24 giờ theo phương pháp Holter. Phương pháp này sẽ cho phép thầy thuốc biết được chính xác các số đo huyết áp trong thời gian 24 giờ, cả lúc thức cũng như khi ngủ, biểu hiện khó chịu hay hoàn toàn bình thường. Trên các phân tích đó, bác sĩ sẽ có cơ sở chính xác để nhận định về mức huyết áp và có kết luận cụ thể", TS Hải nói.
Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu ăn đu đủ ngay khi thức dậy vào buổi sáng?
Đu đủ là một loại trái cây có thể dễ dàng thêm vào chế độ ăn uống của bạn để...
6 hành động tưởng “xoa dịu” căng thẳng nhưng lại khiến cơ thể lo lắng hơn
Bạn có thể nghĩ rằng những thói quen phổ biến này sẽ giúp bạn thư giãn nhưng không, thay vào...
5 thói quen hàng ngày có thể hủy hoại sức khỏe não bộ
Những thói quen có thể ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ của chúng ta. Bằng cách nhận thức được...
Bất ngờ với điều xảy ra với cơ thể nếu bạn ngừng ăn đường trong 30 ngày?
Với mục tiêu giảm cân và có làn da sáng hơn? Hãy thử thực hiện chế độ ăn kiêng không...