Lá lốt chữa viêm xoang vô cùng hiệu nghiệm: Bạn đã biết chưa?
Nội dung bài viết:
Sơ lược về bệnh viêm xoang
Viêm xoang là gì?
Viêm xoang là tình trạng các niêm mạc ở các xoang bị nhiễm trùng, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và có khả năng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan không điều trị đúng cách.
Phân loại viêm xoang
Phân loại viêm xoang dựa trên vị trí xoang:
- Viêm xoang trán.
- Viêm xoang sàng.
- Viêm xoang hàm.
- Viêm xoang bướm.
Phân loại viêm xoang dựa trên thời gian bệnh:
- Viêm xoang cấp tính: Viêm kéo dài khoảng 4 tuần, triệu chứng có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng. Trường hợp bị bệnh nặng thì triệu chứng có khả năng kéo dài đến 12 tuần.
- Viêm xoang cấp tính tái phát: Người bệnh bị viêm xoang cấp tính tái đi tái lại nhiều lần trong một năm (từ 4 lần trở lên).
- Viêm xoang bán cấp: Nhiễm trùng kéo dài từ 4 đến 12 tuần, bệnh trạng có tính trung gian giữa viêm xoang cấp tính và viêm xoang mạn tính.
- Viêm xoang mạn tính: Khi các dấu hiệu và triệu chứng bệnh kéo dài hơn 12 tuần.
Triệu chứng của viêm xoang
- Chảy nước mũi đặc, nước mũi có màu xanh hoặc vàng.
- Nghẹt mũi.
- Đau nhức ở đầu và mặt ở khu vực các xoang.
- Điếc mũi, mất mùi.
- Ho.
- Sốt.
- Hơi thở có mùi hôi.
- Cảm giác mệt mỏi, đau nhức hàm, đau răng.
Biến chứng của viêm xoang
- Nhiễm trùng hốc mắt.
- Nhiễm trùng xương.
- Viêm tai.
Đặc điểm của lá lốt
Cây lá lốt thuộc họ nhà hồ tiêu (Piperaceae). Tên khoa học là Piper lolot C.D.C. Lá lốt vừa là cây thảo dược vừa được sử dụng làm thực phẩm.
Cây có sức sống rất mãnh liệt, ưa mọc ở nơi ẩm ướt tại các vùng trung du và miền núi. Là loài mọc bò có chiều cao từ 20 đến 40cm, cành thân có phủ ít lông và phồng lên tại các mấu.
Lá đơn nguyên hình tim, nhẵn, rộng, mép uốn lượn, mọc so le. Gân lá chằng chịt hình mạng lưới, đầu lá thuôn nhẹ, cuống lá có bẹ ở gốc. Hoa mọc đơn độc từng bông ở kẽ lá, quả mọng chỉ chứa một hạt.
Cây ra hoa và kết quả độ tháng 8 đến tháng 10 vào mua thu. Lá được sử dụng làm rau ăn, cả thân, rễ và lá đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Trong y học hiện đại, lá lốt có tác dụng rất tốt trong giảm đau, chống viêm và kháng khuẩn, đặc biệt là lá lốt chữa bệnh phụ khoa cũng rất hiệu quả.
Các tác dụng của lá lốt với sức khỏe
Chống hàn, chống phong hàn nhẹ: chống tê lạnh tay chân, lạnh bụng, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu, đau đầu do cảm lạnh
Kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau: giúp giải quyết các vấn đề về đường hô hấp (viêm họng, chảy nước mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang), chữa đau răng
Giải độc, chữa say nắng
Dùng ngâm tay chân cho người bị tê thấp, hay đổ mồ hôi tay chân
Lá lốt chữa viêm xoang như thế nào?
Theo y học hiện đại, thành phần chính trong lá lốt là tinh dầu (0,57%), trong đó piperin và piperidin là 2 thành phần thể hiện hoạt tính sinh học của cây lá lốt. Piperine trong lá lốt có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rõ rệt. Kết quả thực nghiệm cho thấy, nước lá lốt, cao lá lốt cả tươi và khô đều có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn rõ rệt.
Nghiên cứu của Viện y học dân tộc, lá lốt có tác dụng mạnh như một kháng sinh tự nhiên với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, như E.coli, Streptococcus, Shigella… Theo Y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, vị cay hơi nồng, mùi thơm đặc trưng, có tác dụng giảm đau, trừ lạnh, chống viêm, chống chảy nước mũi… Vì thế tác dụng của lá lốt chữa viêm xoang là rất hiệu quả.
Cách chữa viêm xoang bằng lá lốt
Có rất nhiều bài thuốc và mẹo chữa viêm xoang bằng lá lốt được sử dụng từ xa xưa. Đến nay nhiều mẹo vẫn được nhiều người truyền tai nhau, sử dụng để điều trị tại nhà. Một số mẹo và cách dùng lá lốt chữa viêm xoang đang được sử dụng phổ biến hiện nay là:
Chữa viêm xoang bằng cách nhỏ nước cốt lá lốt
Để thực hiện phương pháp này, người bệnh cần một nắm lá lốt và một chút muối hạt sạch: Lá lốt tươi, rửa sạch, ngâm trong chậu nước muối pha loãng chừng 10 -15 phút để loại bỏ tạp chất, sau đó vớt ra để ráo nước. Mang lá lốt đi giã hoặc xay nhuyễn để thu lấy nước cốt. Lọc lấy phần nước cốt.
Dùng tăm bông thấm nước cốt này chấm vào hai bên lỗ mũi. Sau vài phút, dịch xoang trong mũi sẽ loãng ra và chảy ra ngoài, giúp đường mũi thông thoáng hơn và giảm triệu chứng khó chịu.
Kiên trì thực hiện 2 -3 lần mỗi ngày, sử dụng lá lốt chữa viêm xoang bằng cách này thì các triệu chứng viêm xoang sẽ được đẩy lùi nhanh chóng.
Dùng trực tiếp lá lốt
Đây là phương pháp đơn giản và dễ làm nhất. Cách thực hiện như sau: Dùng một nắm lá lốt tươi rửa thật sạch và ngâm với nước muối pha loãng 10 -15 phút. Sau đó vớt ra để ráo nước rồi vò nát lá nhét trực tiếp vào lỗ mũi. Nên thực hiện đều đặn này 1 -2 lần mỗi ngày, liên tục trong 5 – 7 ngày để cho hiệu quả tốt nhất.
Xông lá lốt chữa viêm xoang
Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi, không quá non cũng không quá già. Thực hiện như sau: Rửa sạch lá lốt với nước muối trước khi sử dụng. Sau đó cho lá lốt vào một nồi nước và đun khoảng 10 phút để nước sôi. Lưu ý, trong quá trình đun nên đậy kín nắp để tránh tinh dầu bay hơi.
Khi thấy nước sôi, hãy tắt bếp, dùng khăn phủ kín người để trùm đầu và xông hơi bằng lá lốt. Tập trung hít thật sâu và thở thật chậm để tinh dầu trong lá lốt đi sâu vào các hốc xoang, làm sạch các ổ viêm, làm loãng dịch chất nhầy, giúp chúng dễ thoát ra ngoài, làm thông thoáng đường thở.
Nhờ có những thành phần kháng sinh đặc biệt mà lá lốt được ứng dụng vào chữa được bệnh viêm xoang, làm loãng nước mũi, giúp đường hô hấp thông thoáng, không bị tắc nghẽn, giảm nhanh các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi.
Lưu ý khi dùng lá lốt chữa viêm xoang
Chữa viêm xoang bằng lá lốt chỉ có tác dụng đối với trường hợp bệnh còn nhẹ. Khi bệnh đã nặng hoặc khi dùng lá lốt chữa viêm xoang mà không thấy hiệu quả thì tốt nhất là người bệnh nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa.
Chữa viêm xoang bằng lá lốt là phương pháp đơn giản, tiết kiệm và tương đối dễ thực hiện được đúc kết từ kinh nghiệm dân gian, chưa được chứng minh bởi bất cứ nghiên cứu khoa học nào. Hiệu quả của việc chữa viêm xoang bằng lá lốt là tùy theo cơ địa của mỗi người, tức là sẽ có người thấy cách này rất hiệu quả, nhưng người khác lại thấy vô hiệu.
Nhược điểm của phương pháp nhỏ nước cốt lá lốt vào mũi là không thể đảm bảo nước cốt thu được không bị nhiễm khuẩn trong quá trình chuẩn bị thủ công. Khi nhỏ hay thấm nước cốt lá lốt vào bên trong mũi, nếu chẳng may nước cốt này bị nhiễm khuẩn thì càng khiến tình hình viêm nhiễm trầm trọng hơn.
Khi xông hơi với lá lốt, hơi nước nóng có thể gây bỏng da mặt, thậm chí bỏng niêm mạc mũi – họng bên trong. Cần cẩn thận hé nhẹ nắp nồi để tránh bị bỏng.
Bên cạnh việc chữa viêm xoang bằng lá lốt, người bệnh còn cần duy trì lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, ăn các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể, tránh xa các yếu tố và thói quen bất lợi thì mới đạt được hiệu quả như mong muốn.
Lá lốt chữa viêm xoang có thể xem là một mẹo dân gian được truyền miệng, sẽ rất hiệu quả nếu biết cách dùng đúng. Tuy nhiên, việc này chỉ có hiệu quả ở những thể bệnh nhẹ, mới mắc còn những thể bệnh nặng kéo dài thì cần đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị triệt để.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...