Lá húng quế - loại rau gia vị vô cùng quen thuộc

Lá húng quế là loại rau thơm, làm gia vị trong rất nhiều món ăn Việt. Tuy nhiên ít người biết rằng húng quế có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ. Loại rau này còn có tên gọi khác là hương thái, húng chó, é tía… Người Việt thường dùng húng quế để làm rau ăn kèm với các món như bún bò, phở, tiết canh, lòng lợn, bún chả…

Theo Y học cổ truyền, lá húng quế có vị cay, mùi thơm dịu, công dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giảm đau, lương huyết, kích thích hấp thu. Quả quế vị cay ngọt, tính mát, thanh nhiệt, trừ màng mộng, sáng mắt. Toàn thân húng quế thường được sử dụng để chữa ho, viêm họng, nghẹt mũi, nhức đầu, đầy bụng, khó tiêu, long đờm, lợi sữa…

Lá húng quế có vị cay, mùi thơm dịu, công dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu - Ảnh minh họa: Internet

Theo các nghiên cứu khoa học, thành phần của húng quế rất giàu sắt, kali, canxi, vitamin C và K, tinh dầu, chất xơ… Vì vậy, rau húng quế có khả năng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, bảo vệ gan, làm giảm các chứng khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn.

Không chỉ vậy, rau húng quế còn chứa một lượng lớn caffeic acid trong tinh dầu, giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa một số bệnh ung thư như: Ung thư miệng, ung thư vú… Đặc biệt, húng quế còn có khả năng kháng khuẩn, diệt khuẩn, nấm, giúp chúng ta chống lại các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho gà, ho có đờm, cảm cúm, viêm phế quản.

Húng quế là loại rau được dùng như gia vị trong nhiều món ăn hàng ngày của người Việt. Đây cũng được xem là loại dược liệu đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu cho thấy, lá húng quế có chứa các chất chống oxy hóa và cũng là nguyên liệu để chưng cất tinh dầu. Từ thời xa xưa, lá rau húng quế được những lương y sử dụng một bài thuốc có khả năng chống ho, kiềm chế tình trạng ho và long đờm.

Thành phần hóa học giúp rau húng quế trị ho

Các loại tinh dầu từ húng quế được chưng cất và sử dụng nhiều trên thị trường - Ảnh minh họa: Internet

Húng quế có chứa các chất như: Camphene, cineol, eugenol… có khả năng đánh bại tình trạng sung huyết. Qua đó, chống dị ứng và hỗ trợ điều trị các bệnh dị ứng ở đường hô hấp. Các loại tinh dầu từ húng quế được chưng cất và sử dụng nhiều trên thị trường với hiệu quả sử dụng rất tốt nhưng giá khá cao. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng lá húng quế trị ho có sẵn trong vườn nhà.

Phương pháp trị ho bằng lá húng quế

Tùy thuộc vào từng đối tượng, triệu chứng bệnh mà có cách trị ho khác nhau.

Lá húng quế trị ho cho trẻ sơ sinh

Sử dụng lá húng quế, khế chua và một ít đường phèn là một trong những cách chữa ho cho bé hiệu nghiệm nhưng lại vô cùng lành tính. Cha mẹ có thể áp dụng cách chữa ho bằng lá húng quế cho trẻ sơ sinh như sau: Chuẩn bị 2 quả khế chua, 1 bó húng quế chỉ lấy phần hoa và lá non, 50g đường phèn (hoặc mật ong)

Sử dụng lá húng quế, khế chua và một ít đường phèn là một trong những cách chữa ho cho bé hiệu nghiệm - Ảnh minh họa: Internet

Đầu tiên lấy khế chua vắt lấy nước. Hoa và lá húng quế đem giã nát, cho thêm một bát nước lọc để vắt lấy nước cốt vừa giã. Hòa chung nước lá húng với nước khế ép, thêm đường phèn, đem hấp cách thủy ít nhất trong 1 giờ. Giữ lửa riu riu, sau 30 phút thì mở nắp nếm thử, nếu thấy chua thì thêm chút đường để bé dễ uống.

Khi nước cô lại thì gạn ra bình thủy tinh sạch, bảo quản ở ngăn mát để dùng dần. Dùng thìa nhỏ chấm nước lên miệng để con tự mút, thực hiện bài thuốc lá húng quế trị ho này 3 lần/ngày giúp cải thiện đáng kể chứng ho của bé.

Lá húng quế trị ho đờm ở trẻ

Chuẩn bị 15 lá húng quế, 4 – 5 quả quất xanh và một ít đường phèn. Rửa sạch húng quế và quất rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, thêm một lượng vừa đủ đường phèn rồi đem hấp cách thủy với lửa riu riu khoảng 20 phút, nếm thử, thêm đường nếu chưa vừa miệng. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày để thấy kết quả giảm ho rõ rệt.

Lá quế trị ho do dị ứng ở trẻ

Húng quế có thể sử dụng kết hợp cùng gừng và mật ong để điều trị ho dị ứng ở cả trẻ em trên 1 tuổi (do có thành phần mật ong) và người lớn. Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị 1 nắm húng quế, 3 thì cà phê mật ong, một thìa gừng.

Húng quế rửa sạch, xay nhuyễn, cho mật ong, gừng đập nhỏ và 1 thìa cà phê nước vào khuấy đều. Cho trẻ uống 3 lần/ngày sẽ giúp giảm nhanh tình trạng ho dị ứng.

Lá húng quế trị ho nhiệt, viêm họng, khản tiếng ở trẻ nhỏ

Chuẩn bị 20g lá húng quế tươi, 20g đường phèn. Húng quế rửa sạch, giã dập, hãm với 10ml nước sôi, thêm đường phèn để ngấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống. Sử dụng 2 lần/ngày để thấy hiệu quả.

Chữa ho có đờm, ho khan ở người lớn

Người bệnh có thể sử dụng lá húng quế trị ho có sẵn trong vườn nhà - Ảnh minh họa: Internet

Chuẩn bị 4 lá húng quế, 4 quả hồ tiêu, 1 củ hành, 2 nhánh đinh hương. Hành thái nhỏ, cho vào 200ml nước cùng các nguyên liệu còn lại rồi đem đun sôi đến khi cô lại còn ½ lượng nước ban đầu thì gạn ra, uống nhấp từng ngụm nhỏ. Thực hiện 3 lần/ngày sẽ thấy các triệu chứng ho, nghẹt mũi giảm dần.

Chữa ho, viêm họng, đau đầu chóng mặt

Húng quế có thể hỗ trợ điều chỉnh khả năng miễn dịch, kiềm chế trung tâm ho, hạn chế các cơn ho và có công dụng long đờm. Bạn có thể sử dụng khi cảm lạnh, ho hoặc có các bệnh liên quan đến đường hô hấp: Lấy lá và hoa húng quế phơi khô, hãm nước để uống thay chè. Sử dụng 2 – 3 chén/ngày để thấy hiệu quả.

Lá húng quế tươi nấu với nước lọc trị ho

Người bệnh có thể dùng 8 – 10 lá húng quế tươi, sau đó đun sôi với 300 – 500ml nước lọc từ 5 đến 6 phút. Để nguội sau đó uống đều đặn hàng ngày để phòng ngừa và điều trị ho. Hỗn hợp này hoạt động như một loại si-rô ho tuyệt vời, giúp giảm tình trạng ho một cách nhanh chóng.

Nhai lá húng quế tươi cắt cơn ho

Nhai sống lá húng quế để cắt cơn ho - Ảnh minh họa: Internet

Nếu người bệnh không có nhiều thời gian cho việc nấu các hỗn hợp điều trị ho thì có thể nhổ vài lá húng quế tươi, sau đó rửa sạch và nhai sống. Cách làm này cũng đem đến những hiệu quả điều trị ho nhanh chóng, cắt cơn ho và giảm các triệu chứng cảm lạnh cho người bệnh.

Sử dụng lá húng quế như gia vị trong các bữa ăn

Người bệnh bị ho, cảm lạnh thường ăn cháo để dễ dàng tiêu hóa. Và để tăng hiệu quả điều trị có thể cho thêm một ít lá húng quế vào cháo. Hỗn hợp này có thể làm giảm ho và làm giảm triệu chứng cảm nhanh chóng hơn.

Trà hoa húng quế giúp chữa ho, viêm họng, đau đầu

Hãm trà từ hoa húng quế và lá húng quế có thể giúp điều trị ho, viêm họng, đau đầu một cách hiệu quả. Lưu ý cần phơi khô hoa, trà húng quế trước khi tiến hành hãm trà. Nên sử dụng từ 2 – 3 lần mỗi ngày để tăng khả năng điều trị bệnh.

Lưu ý khi điều trị ho với húng quế

Liều lượng sử dụng lá húng quế: Húng quế có chứa Eugenol có khả năng gây ngộ độc khi sử dụng quá nhiều. Vì vậy người bệnh nên chú ý liều lượng của lá húng quế để tránh tình trạng bị ngộ độc. Một vài những biểu hiện của việc bị dư thừa Eugenol như thở gấp, nước tiểu lẫn máu.

Những tương tác với thuốc của lá húng quế: Rau húng quế có công dụng làm loãng máu, vì vậy người bệnh đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu (thường dùng trong các bệnh lý tim mạch) không nên sử dụng loại rau này kéo dài để điều trị ho.

Húng quế có chứa Eugenol có khả năng gây ngộ độc khi sử dụng quá nhiều - Ảnh minh họa: Internet

Húng quế không tốt cho những phụ nữ đang mang thai: Phụ nữ mang thai không nên sử dụng quá nhiều húng quế để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mẹ và thai nhi.

Húng quế có thể làm hạ đường huyết: Người có tiền sử bị hạ đường huyết, tiểu đường không nên sử dụng húng quế để điều trị ho bằng thời gian dài, chỉ nên sử dụng như một loại rau để gia tăng mùi vị của các món ăn.

Ho là triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau, bệnh thông thường và cả những bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, lá húng quế trị ho chỉ hiệu nghiệm với chứng ho do cảm lạnh. Nếu triệu chứng ho xuất hiện kèm theo những biểu hiện nguy hiểm khác như ho ra máu, sốt về chiều… thì nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn và chẩn trị bệnh hiệu chính xác nhất.