Không phải khi đói là ăn gì cũng được, những thực phẩm sau sẽ là 'tác nhân' gây hại cho cơ thể nếu ăn khi bụng rỗng
Nhiều người có xu hướng thay thế các bữa ăn bằng những loại thực phẩm đơn giản để ăn khi đói bụng. Trong số những thực phẩm ăn nhiều vào thời điểm này, có những loại thực phẩm không nên ăn khi bụng đói.
Sữa
Có rất nhiều người thay vì ăn một bữa sáng đầy đủ thì họ chỉ chọn uống một ly sữa. Đặc biệt, những gia đình có con nhỏ cũng thường cho chúng uống một ly sữa thay cho bữa ăn đầy đủ khi không có nhiều thời gian vào buổi sáng. Tuy nhiên, uống sữa khi đói bụng có thể gây ra chứng ợ chua.
Điều này là do canxi và casein, một thành phần protein trong sữa làm tiết ra axit dạ dày và kích thích thành dạ dày. Đặc biệt, nếu bạn bị viêm dạ dày, phải hết sức chú ý vì các triệu chứng này có thể trầm trọng hơn. Ngoài ra, nếu nhu động của dạ dày bị kích thích, các chất dinh dưỡng như protein sẽ không hấp thụ được đúng cách vào cơ thể. Nếu bạn chọn uống sữa thay cho một bữa sáng đầy đủ, tốt nhất bạn nên ăn kèm với bánh mì, ngũ cốc hoặc các loại hạt.
Khoai lang
Khoai lang cũng không thích hợp để thay cho bữa sáng. Điều này là do trong khoai lang rất giàu các thành phần như collagen và tanin có tác dụng kích thích thành dạ dày và thúc đẩy sản xuất axit dạ dày. Ăn khi bụng đói có thể gây ra chứng ợ chua. Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế ăn khoai lang luộc hay khoai lang nướng khi bụng đói. Bởi vì lượng đường trong máu có thể tăng nhanh chóng.
Quýt
Nếu bạn ăn quýt khi bụng đói, có thể xuất hiện các triệu chứng như ợ chua. Quýt chứa các thành phần axit như axit hữu cơ, axit tartaric và axit xitric. Nếu ăn quýt lúc đói bụng mà không ăn kèm các loại thức ăn khác thì không chỉ thành phần axit trong quýt mà cả axit trong dạ dày cũng sẽ tiết ra gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Những người mắc bệnh trào ngược dạ dày cần phải đặc biệt cẩn trọng. Ngoài quýt, các loại trái cây có độ chua cao tương tự như chanh, bưởi, cam cũng không nên ăn khi bụng đói.
Cà chua
Ăn cà chua khi bụng đói có thể gây khó tiêu hoặc ợ chua. Đó là do trong cà chua có chứa thành phần chất làm hòa tan và pectin kết hợp với axit dịch vị gây ra phản ứng hóa học, làm tăng áp suất bên trong dạ dày. Ngoài ra, thành phần tanin có nhiều trong cà chua có thể gây viêm loét dạ dày do làm tăng axit dịch vị nếu ăn khi bụng đói.
Quả hồng
Nếu ăn quả hồng lúc bụng đói có thể gây khó tiêu. Giống như cà chua, quả hồng rất giàu pectin và axit tannic. Các thành phần này có thể gây nên phản ứng hóa học với axit dạ dày để tạo thành các cục vón và làm tăng áp lực bên trong dạ dày.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...