Tầm bóp (còn gọi là cây thù lù) có tên khoa học là Physalis angulata, tên thường gọi ở Việt Nam là cây bôm bốp, tầm bóp, thù lù cạnh, bùm bụp hay cây lồng đèn. Đây là một loại cây thân thảo, thuộc họ cà. Cây có nguồn gốc từ Châu Mỹ nhiệt đới, sống như cỏ dại.

Trong cây tầm bóp có chứa thành phần và hoạt chất tốt như các alkaloid, cacbohydrat, các chất xơ, chất béo, protein, các loại vitamin như vitamin A, C,… còn rất nhiều loại khoáng chất magie, kẽm, sắt, photpho. Thành phần dinh dưỡng có trong cây tầm bóp cũng tăng cường việc tạo ra các tế bào bạch cầu giúp loại bỏ các chất lạ hoặc vi khuẩn, khử độc, sản xuất kháng thể…

Ảnh minh họa: Internet

Còn theo Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, cây tầm bóp có thể sử dụng được tất cả các bộ phận từ rễ, thân, lá, quả. Trong Đông y, tầm bóp có vị đắng, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, lợi thấp, tán kết… Cây tầm bóp giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, kiểm soát mỡ máu, dùng trong các bài thuốc trị tiểu đường, cải thiện hệ miễn dịch, điều trị tay chân miệng…

Ở nước ta, cây tầm bóp phát triển khắp mọi nơi. Bên cạnh việc mọc hoang dại, cây còn được một số nơi trồng để làm rau ăn hoặc làm thuốc chữa bệnh. Ở tuổi 96, ngoài có làn da nhuận hồng, bà Nguyễn Thị Huynh (quê Hà Tĩnh) có mắt sáng, tai thính, tay chân nhanh nhẹn và không bị các bệnh của người già. Trong lần đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ mới đây, các chỉ số xét nghiệm của bà đều cho kết quả bình thường. “Chỉ số huyết áp của tôi chỉ vượt ngưỡng một chút. Nhưng tôi vẫn được bác sĩ khen biết chăm sóc sức khỏe. Bác sĩ dặn tôi cứ giữ các thói quen như đã làm mấy năm qua”, bà Huynh chia sẻ.

Ở tuổi 96, bà Huynh có làn da nhuận hồng, chưa phải vào viện điều trị bệnh. Ảnh: Tá Nam.

Theo bà Huynh, mấy chục năm qua, ngoài 9 lần sinh con, hay khi thời tiết thay đổi bà chỉ bị ho, đau đầu nhưng nấu nước lá xông hay uống thuốc là khỏi. “Tôi chỉ đến bệnh viện khám sức khỏe tổng quát, chưa bao giờ mắc bệnh phải nhập viện điều trị”, bà Huynh nói.

Chia sẻ về bí quyết chăm sóc sức khỏe của mình, cụ bà cho rằng không có bí quyết gì cao siêu, mấy chục năm qua, ngoài ăn uống đơn giản, thường xuyên vận động, luôn giữ tinh thần thoải mái, sống vui vẻ hòa đồng với mọi người, bà còn uống nước nấu từ các loại lá cây có sẵn trong vườn nhà hoặc đi hái về. Trong đó, loại cây bà dùng nấu nước uống nhiều nhất là cây tầm bóp.

Bà Huynh cho biết, nơi bà ở cây tầm bóp thường mọc trong vườn, 2 bên đường, ngoài ruộng rất nhiều. Trước đây, bà cũng chỉ xem nó là cây dại, không ăn được nên không để ý. Một lần thấy trên tivi nói về tác dụng của cây, bà đã hái về sử dụng. Với lá, quả chín thì bà sẽ làm rau ăn. Với phần thân, lá không bị sâu bà sẽ chọn những ngày nắng đẹp phơi khô, sau đó bảo quản trong bịch để nấu nước uống.

Ảnh minh họa: Internet

Để uống nước cây tầm bóp không có tác dụng phụ xảy ra và tốt cho sức khỏe, bà nấu nước không đặc, chỉ uống 2-3 ly/ngày. Những lần bị ho do thời tiết thay đổi, bà sẽ uống nước tầm bóp đặc hơn một chút và uống khi còn nóng để giúp tiêu đờm, thông họng. “Mấy chục năm qua, hầu như ngày nào bà tôi cũng uống nước cây tầm bóp. Bà còn dặn chúng tôi cũng uống như bà để tốt cho sức khỏe”, anh Nam (cháu bà cụ) chia sẻ.

96 tuổi có làn da nhuận hồng nhưng chưa bao giờ dùng mỹ phẩm

Anh Nam cũng cho biết, ở tuổi 96, bà Huynh có làn da nhuận hồng, ít nếp nhăn nhưng chưa bao giờ dùng đến mỹ phẩm. Cách của bà là ngoài uống nước cây tầm bóp, bà cũng luôn rửa mặt bằng nước sinh hoạt hay nước mưa và massage da mặt vào buổi sáng sau khi uống 1 ly nước ấm.

Công dụng của cây tầm bóp đối với sức khỏe

Giúp sáng mắt

Tiêu thụ một lượng cây tầm bóp có thể giúp bạn đáp ứng nhu cầu vitamin A hàng ngày. Lượng vitamin này giúp ngăn ngừa khô mắt, giúp mắt bạn thích nghi tốt hơn với bóng tối và ánh sáng. Hơn nữa, nó còn giúp giữ cho võng mạc của bạn khỏe mạnh, phòng ngừa đục thủy tinh thể.

Tầm bóp có thể giúp điều trị cảm lạnh, giúp hạ sốt

Cảm lạnh và ho là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn bắt đầu suy yếu. Vì vậy, để đảm bảo bạn không bị các triệu chứng trên, hãy tiêu thụ một lượng cây tầm bóp để cung cấp đủ lượng vitamin C mỗi ngày.

Ảnh minh họa: Internet

Điều trị tiểu đường, phòng ngừa sỏi tiết niệu

Cây tầm bóp có chứa nhiều vitamin C nên khá hữu ích trong việc điều trị bệnh tiểu đường vì nó giúp tăng insulin trong máu. Ngoài ra, vitamin A có trong cây thù lù giúp hình thành lượng canxi photphat góp phần ngăn ngừa sỏi tiết niệu.

Tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng và chữa lành vết thương

Cả vitamin A và vitamin C đều là những chất tăng cường miễn dịch. Chúng có thể hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng, đồng thời tăng cường các tế bào bạch cầu hoạt động trong cơ thể. Vitamin C có trong cây tầm bóp cũng có khả năng chữa lành vết thương, bằng cách thúc đẩy các mô liên kết, giúp vết thương nhanh lành hơn.