Không chỉ dùng tươi, lá đinh lăng phơi khô cũng có những công dụng bất ngờ này
Nội dung bài viết:
Đặc điểm chung của lá đinh lăng
Công dụng của lá đinh lăng phơi khô đã được ghi nhận trong nhiều bài thuốc chữa bệnh trong y học cổ truyền. Cách sử dụng cây đinh lăng là dùng toàn thân, lá, rể để điều chế thuốc chữa bệnh.
Cây đinh lăng còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như nam dương sâm, cây gỏi cá, thuộc họ Cuồng cuồng hay Nhân sâm, được trồng làm cảnh ở nhiều gia đình và làm thuốc trong y học cổ truyền.
Đinh lăng có nhiều loại khác nhau được phân biệt dựa trên đặc điểm hình dạng, loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay chính là đinh lăng lá nhỏ.
Do có nhiều công dụng, nên lá đinh lăng thường được sử dụng như rau sống, chế biến thành các món ăn hoặc sắc lấy nước để uống. Một số tác dụng của việc uống lá đinh lăng tươi có thể kể đến như:
Bồi bổ sức khoẻ phụ nữ sau sinh: Để phục hồi sức khoẻ sau sinh, chị em có thể uống nước lá đinh lăng hoặc dùng đinh lăng nấu canh để cơ thể tăng cường hấp thụ dưỡng chất, nhanh chóng lấy lại sức khoẻ.
Chữa tắc tia sữa cho mẹ sau sinh: Nước lá đinh lăng cũng được sử dụng để chữa cho các bà mẹ ít sữa, bị tắc tia sữa sau sinh hiệu quả. Mỗi ngày chỉ cần sử dụng 30 gam lá nấu nước uống hoặc dùng lá đinh lăng nấu cháo gạo nếp để chữa ít sữa.
Chữa bệnh về tiêu hoá: Một công dụng khác của nước lá đinh lăng là hỗ trợ các bệnh tiêu hoá như đầy hơi, tiêu chảy, khó tiêu...
Chữa đau lưng do thay đổi thời tiết: Một trong những biện pháp giảm đau lưng do thay đổi thời tiết là được nhiều người biết đến là uống nước lá đinh lăng.
Cách sử dụng lá đinh lăng phơi khô
Ngoài việc sử dụng cây tươi, lá cây đinh lăng còn thường được nhiều người phơi khô hãm với nước như trà. Khi phơi khô, loại lá này có mùi thơm đặc trưng, được đánh giá là dễ uống và uống rất tốt cho sức khỏe.
Thế nhưng công dụng của lá đinh lăng phơi khô là gì, chữa được bệnh gì thì không phải ai cũng biết.
Một số công dụng của lá đinh lăng khô có thể kể đến như sau:
Chữa nổi mề đay, mẩn ngứa
Nước lá đinh lăng cũng phù hợp với người bị nổi mề đay mẩn ngứa do dị ứng nhất là dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết.
Cách sử dụng lá đinh lăng phơi khô trị mề đay như sau: Mỗi ngày lấy 80 gam lá đinh lăng khô sắc với 500 ml nước. Đun sôi, thấy còn 250ml nước thì tắt bếp, uống khi còn ấm. Chỉ cần sử dụng liên tục trong 10 ngày liền sẽ thấy hiệu quả.
Chữa ho lâu ngày không khỏi
Lá đinh lăng có công dụng trị ho rất hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Với những trường hợp bị ho nặng chỉ cần uống đến ngày thứ 3 thì các triệu chứng đã giảm đi rất nhiều
Cách dùng như sau: Lá đinh lăng rửa sạch dưới vòi nước, thái nhỏ, phơi khô và sao vàng. Mỗi ngày dùng từ 10– 12 gam đun nhỏ lửa uống thay nước hàng ngày.
Chữa đau đầu,mất ngủ thường xuyên
Lá đinh lăng chữa đau đầu là một trong những bài thuốc hiệu quả và an toàn từ trước đến nay.
Theo nghiên cứu khoa học rễ và lá đinh lăng có saponin và rất nhiều thành phần quan trọng khác có thể hoạt hóa nhẹ và đồng bộ vỏ não. Điều này tác động rất tốt lên hệ thần kinh.
Ngoài ra, thành phần của lá đinh lăng còn giúp tăng sức đề kháng, an thần và thông kinh lạc. Nhờ đó, nó giúp người dùng có được giấc ngủ ngon và sâu.
Để sử dụng lá đinh lăng chữa mất ngủ, đau đầu chúng ta thường kết hợp với các loại thảo dược khác sau đây: Lá đinh lăng khô, tam diệp, cỏ mực, rau má và lá vông (mỗi loại 20gam); hoàng liên, bạch linh và hoàng bá (mỗi loại 10gam) và 16gam cây trinh nữ.
Nấu các nguyên liệu trên với 700ml nước. Cho đến khi nước sắc lại còn 300ml là có thể dùng được.
Lượng thuốc sắc này chia thành 2 lần. Dùng vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Uống liên tục trong khoảng 1 tuần hoặc khi không còn bị đau đầu và mất ngủ nữa.
Làm gối lá đinh lăng để bé có giấc ngủ ngon,chữa mồ hôi trộm
Đây là một trong những cách dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ được nhiều mẹ bỉm sữa sử dụng để bé yêu ngủ ngon giấc, không quấy khóc khi ngủ.
Người trưởng thành và nhất là người già cũng có thể dùng cách này để cải thiện chất lượng giấc ngủ và tình trạng đau đầu.
Lá đinh lăng sau khi rửa sạch sẽ mang đi phơi khô, lưu ý không phơi dưới ánh nắng trực tiếp sẽ làm mất đi mùi thơm của lá. Tiếp đến mang lá đi sao vàng, khi lá có mùi thơm thì mang đi hút ẩm rồi trộn với bông gòn. Tỷ lệ là 2 phần bông gòn kết hợp với 1 phần lá. Quá nhiều lá sẽ tạo ra mùi hắc và phản tác dụng.
Bên cạnh đó, bạn cần chọn vỏ gối làm từ chất liệu cotton với khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Sau 6 tháng sử dụng thì chúng ta nên thay thế bằng lá mới.
Những lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng chữa bệnh
Như vậy có thể thấy cây đinh lăng rất tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc có nên uống nước lá đinh lăng thường xuyên hay không?
Trả lời thắc mắc này, các chuyên gia cho biết, mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng trong cây đinh lăng có chứa nhiều Saponin, dùng quá liều sẽ gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể, người mệt mỏi khó chịu…
Chỉ nên sử dụng nước lá đinh lăng với liều lượng cho phép, lạm dụng sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, tiêu chảy, phá vỡ hồng cầu.
Với người khoẻ mạnh tốt nhất chúng ta không dùng lá đinh lăng để uống thay nước trà hằng ngày. Chúng ta chỉ nên sử dụng lá đinh lăng khô để điều trị các vấn đề sức khoẻ như trên, không uống thường xuyên trong thời gian dài để tránh tác động xấu đến sức khoẻ.
Đối tượng thích hợp sử dụng lá cây đinh lăng là sản phụ sau sinh, người mới ốm dậy cần bồi bổ sức khoẻ, người bị ho lâu ngày không khỏi, bị mất ngủ, bị các vấn đề về xương khớp…
Tuyệt đối không sử dụng nước lá đinh lăng cho trẻ nhỏ uống trực tiếp vì sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của của trẻ và gây ra các vấn đề về tim mạch. Chỉ sử dụng loại lá cây này ngoài da hoặc làm gối cho trẻ nhỏ là phù hợp nhất.
Khi sử dụng nước lá đinh lăng làm thành các bài thuốc, món ăn thì chỉ nên chọn những cây đinh lăng từ 3-5 tuổi vì lúc này cây mới có dược tính chữa bệnh.
Tóm lại, chúng ta cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng để phát huy tối đa công dụng của lá đinh lăng phơi khô. Nếu cơ thể có phản ứng không tốt thì nên ngưng sử dụng, lúc này cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị một cách tốt nhất.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn rất tốt cho sức khỏe.
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn lọc cẩn thận và ăn với chế độ phù hợp. Nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ việc cải thiện tâm trạng cho đến giúp ích cho trái tim của bạn.
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, một số người nên hạn chế hoặc tuyệt đối không nên ăn rau ngót, nếu không muốn "rước họa vào thân”