Lá trầu và nước dừa

Trong lá trầu có chứa 2,4% tinh dầu bao gồm các nhóm hoạt chất như: Eugenol, Chavicol, Chavibetol, Estragol… Tổ hợp các chất của nó có tác dụng như chất chống viêm khớp, phục hồi các hư tổn ở khớp, ngoài ra nó còn có tác dụng giảm đau thần kinh. Đặc biệt, lá trầu có khả năng cải thiện các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, giúp hấp thu khoáng chất, vitamin tốt hơn. Đồng thời cũng giúp đào thải các chất cặn bã độc hại dễ dàng hơn.

Dùng 1 tuần lá trầu, nước dừa căn bệnh gút sẽ tạm biệt bạn

Còn nước dừa dùng trong phối hợp trị liệu cùng với lá trầu có vai trò như một chất hòa tan, giúp chiết xuất hoạt chất trong lá trầu ra một cách nhanh chóng. Nước dừa còn là một chất điện phân tự nhiên, giúp tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể, giúp cân bằng chuyển hóa. Nước dừa làm tăng HDL (một chất có lợi cho mạch máu, giúp dọn dẹp các cholesterol xấu trong lòng mạch).

Để chữa bệnh gút bằng trầu không và nước dừa cần thực hiện như sau: Mỗi sáng thức dậy dùng 100g lá trầu tươi, xắt nhuyễn ngâm vào trong một trái dừa xiêm vừa vạt nắp gáo. Nên chắt bớt một chút nước dừa ra để khỏi bị tràn khi cho lá trầu nhuyễn vào, sau đó đậy nắp lại và ngâm đúng 30 phút, rồi chắt ra ly, uống một mạch. Không ăn sáng ngay mà chờ đến khi nước dừa, trầu được cơ thể hấp thu hoàn toàn, lúc đi tiểu trở lại rồi mới ăn sáng. Làm như vậy trong vòng một tuần thì các cơn đau nhức do bệnh gút về đêm sẽ giảm hẳn. Người bệnh có thể ngủ ngon một mạch đến sáng và cảm thấy tươi tỉnh ra, cũng vì thế mà đầu óc minh mẫn, dễ chịu. Cần phải uống 1 tháng liền để trị bệnh triệt để hẳn.

Cải bẹ xanh giúp đào thải axit uric, nguyên nhân dẫn đến gút

Cải bẹ xanh

Các chất trong nước rau cải bẹ xanh có tác dụng đào thải chất axít uric - nguyên nhân dẫn đến bệnh gút.

Dùng cải bẹ xanh hay một số nơi gọi là cải đắng (có vị hơi đắng) nấu nước uống hàng ngày. Mỗi ngày dùng một lượng rau vừa đủ nấu với nước. Uống hàng ngày thay nước lọc. Uống nhiều nước thường và nước cải bẹ xanh (2 -3 lít nước/ngày) để giúp đào thải axít uric tốt hơn qua đường nước tiểu.

Tía tô

Tía tô còn gọi là é tía, tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím) có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế - tâm - tỳ, không độc.

Theo các bác sĩ đông y, nếu bị bệnh gút, trong nhà lúc nào cũng cần có lá tía tô để dùng bất cứ lúc nào.

Uống nước tía tô sẽ giảm ngay cơn đau từ bệnh gút

Khi bị lên cơn đau do bệnh gút, lấy 1 nắm lá tía tô rửa sạch, bỏ vào nồi đun thật kỹ, (như sắc thuốc Bắc) rồi uống. Cơn đau sẽ hết ngay trong vòng nửa giờ.

Hàng ngày dùng lá tía tô ăn như rau sống trong các bữa cơm đề phòng bệnh tái phát. Lúc nào thấy các khớp xương sắp bị sưng tấy lên, dùng lá tía tô nhai và nuốt ngay để chặn cơn đau lại.

Bài thuốc này không có tác dụng phụ, lại có tác dụng nhanh nên người bệnh có thể kiểm chứng công dụng của nó ngay lập tức. Dùng lâu dài để ngăn bệnh tái phát.

Đậu xanh

Người dân tộc Sán Dìu dùng đậu xanh để chữa căn bệnh gút.

Theo Đông y, đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ phiền nhiệt, bớt sưng phù, điều hòa ngũ tạng, nấu ăn bổ mát và trừ được các bệnh thuộc nhiệt. Vỏ đậu xanh không độc, có tác dụng giải nhiệt độc, dùng chữa mụn, ung nhọt…

Sở dĩ đậu xanh có thể chữa được bệnh gout do trong đậu xanh có nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm quá trình thoái hóa biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành axít uric trong cơ thể gây ra bệnh gout .

Đậu xanh có nhiều tác dụng giúp kháng viêm, giải độc, bớt sưng phù

Cách chế biến bài thuốc chữa bệnh gút từ đậu xanh:

Đậu xanh để nguyên vỏ, ninh nhừ, (không cho thêm gia vị). Sáng ngủ dậy ăn một bát thay ăn sáng. Tối trước khi đi ngủ ăn một bát. Ăn liên tục như vậy trong 30 ngày. Tùy vào khẩu vị của từng người mà có thể nấu khô hoặc nhão.

Tuy nhiên, đậu xanh có tác dụng làm hạ huyết áp. Vì thế trong quá trình điều trị cần theo dõi huyết áp chặt chẽ. Ngoại trừ những thực phẩm phải kiêng, nên ăn những thực phẩm khác để duy trì huyết áp. Không dùng thuốc gì kết hợp vì đậu xanh làm giã thuốc, thuốc không có tác dụng. Uống nhiều nước trong ngày.