Khoảng 200.000 người Việt đột quỵ mỗi năm, ai có nguy cơ cao?
Thông tin trên được các bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM chia sẻ trong buổi tư vấn nâng cao nhận thức cộng đồng “Cấp cứu đột quỵ - Tiết kiệm từng phút giây”, nhân ngày Đột quỵ thế giới.
Theo đó, ước tính mỗi năm, Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, khoảng 50% trong đó gặp diễn biến xấu và tử vong. Thời gian vàng để xử trí đột quỵ là trong 3-4 giờ đầu. Người bệnh cần phải nhập viện càng sớm càng tốt để được đánh giá nhanh và điều trị kịp thời.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Thị Ngọc Quyên, Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết đột quỵ có thể xuất hiện ở bất kỳ ai và ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng có nguy cơ tiềm ẩn cao hơn người bình thường.
Theo bác sĩ Quyên, có 2 nhóm yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ: nhóm yếu tố có thể thay đổi được gồm hút thuốc lá, nghiện rượu, béo phì, rung nhĩ…; nhóm yếu tố không thể thay đổi được gồm tuổi tác, giới tính, gene di truyền. Để phòng ngừa đột quỵ, người bệnh cần ngăn chặn các yếu tố nguy cơ thông qua các chương trình tầm soát.
Cũng tại chương trình này, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Bá Thắng, Trưởng Trung tâm khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết cần phải tiết kiệm từng giây khi cấp cứu đột quỵ, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra với người bệnh.
Bác sĩ dẫn chứng, tại cơ sở y tế này, thời gian từ lúc người bệnh đột quỵ tới viện cho đến khi được tiêm thuốc tiêu sợi huyết, trung bình là 25-28 phút, vượt xa tiêu chuẩn quốc tế yêu cầu trong vòng 60 phút.
Đây cũng là một trong những tiêu chuẩn giúp đơn vị Đột quỵ của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đạt chứng nhận chất lượng kim cương do Tổ chức Đột quỵ thế giới công nhận vào năm 2023.
Ngoài ra, việc tổ chức tiếp nhận, cấp cứu, điều trị và phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ cũng phải đảm bảo nhiều yêu cầu khắt khe. Các chuyên gia thần kinh và phục hồi chức năng - vật lý trị liệu sẽ phối hợp điều trị, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng, toàn diện về sức khỏe, trí tuệ và chức năng vận động.
Các bác sĩ lưu ý thêm, những người bệnh đột quỵ đã được cấp cứu thành công không nên chủ quan mà phải tuân thủ điều trị, nhằm phòng ngừa đột quỵ tái phát trong những năm tháng tiếp theo.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....