Khoai lang tốt cho sức khỏe, nhưng mùa đông ăn khoai lang kiểu này coi chừng “tiền mất tật mang”
3 thực phẩm không nên kết hợp cùng khoai lang
Không ăn khoai lang với quả hồng: Khoai lang và quả hồng đều giàu tanin. Khi ăn cùng lúc, tanin sẽ kết hợp với protein trong dạ dày, tạo thành các khối kết tủa cứng, khó tiêu hóa, có thể gây tắc ruột, đau bụng dữ dội. Do đó, tuyệt đối không ăn khoai lang và quả hồng cùng nhau, đặc biệt là khi bụng đói.
Không ăn khoai lang với cà chua: Kết hợp khoai lang với cà chua là một trong những đại kỵ lớn nhất. Khoai lang chứa nhiều đường, khi ăn sẽ kích thích dạ dày tiết axit. Trong khi đó, cà chua lại dễ bị kết tủa trong môi trường axit, tạo thành các hợp chất khó tiêu, gây đau bụng, đầy hơi, khó tiêu. Tránh ăn khoai lang và cà chua cùng lúc. Nên ăn cách nhau ít nhất 1 giờ để đảm bảo sức khỏe.
Không ăn khoai lang với chuối: Tương tự như cà chua, chuối cũng không nên ăn cùng khoai lang. Cả khoai lang và chuối đều giàu chất xơ, kali, magie. Tuy nhiên, khi ăn cùng lúc, chúng có thể gây ra phản ứng sinh hơi, đầy bụng, ợ chua, trào ngược axit dạ dày. Đặc biệt, những người có hệ tiêu hóa yếu, dễ bị đầy hơi, táo bón càng nên tránh kết hợp này. Nếu muốn ăn cả khoai lang và chuối, nên ăn cách nhau ít nhất 4 tiếng.
2 nhóm đối tượng nên hạn chế ăn khoai lang
Người bị thận: Những người mắc bệnh thận không nên ăn khoai lang vì chất xơ, kali, vitamin A… trong khoai lang rất dồi dào. Trong khi thận yếu nên khả năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, dẫn tới những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.
Người có hệ tiêu hóa không tốt: Những người này hay bị đầy hơi, trướng bụng ăn khoai lang vào sẽ càng làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, sình hơi trướng bụng... khó chịu hơn.
Những lưu ý quan trọng khi ăn khoai lang
Ăn khoai lang sống: Ăn khoai lang sống sẽ khiến bạn khó tiêu và buồn nôn vì hệ tiêu hóa không thể xử lý được tinh bột còn sống.
Không rửa sạch khoai trước khi sơ chế: Khoai ở trong lòng đất nên bám nhiều đất cát, vi khuẩn. Trước khi gọt vỏ, bạn nên chà sạch củ khoai với nước và bàn chải. Việc này sẽ giúp hạn chế tình trạng vi khuẩn bám vào khoai khi gọt vỏ.
Không ăn vỏ khoai lang: Theo một vài nghiên cứu, vỏ khoai lang chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Cắt khoai lang quá sớm trước khi nấu: Việc cắt khoai lang quá sớm trước khi chế biến sẽ khiến khoai bị khô và thâm đen. Vì thế, nếu bạn muốn cắt trước khoai, hãy ngâm khoai vào nước trong lúc chờ nấu.
Món ăn từ cá vừa bổ dưỡng, thơm ngon và tốt cho sức khỏe, nhưng 3 nhóm người này nên...
Cá là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp protein, omega-3, vitamin và nhiều khoáng chất quan trọng. Tuy nhiên, có một số nhóm người không nên ăn cá hoặc cần thận trọng khi ăn cá.
Chị em dùng thứ này có thể "hô biến" căn bếp sạch chuẩn từ A-Z, mẹ chồng khó tính đến...
Những thứ này có thể giúp bạn giải quyết nhiều nhiệm vụ vệ sinh khác nhau trong bếp, chẳng hạn như chà bề mặt, khử mùi, đánh bóng hay loại bỏ vết bẩn cứng đầu.
Cà phê đen: 6 tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng
Cà phê đen là thức uống phổ biến, nhưng không phải ai cũng đã biết hết về tác dụng phụ của nó.
Ăn bánh mì thường xuyên: Tốt hay xấu cho sức khỏe?
Bánh mì là thực phẩm quen thuộc, nhưng liệu ăn bánh mì thường xuyên có thực sự tốt cho sức khỏe không.