‘Kho báu dinh dưỡng’ từ loại cỏ mọc dại ven đường
Trước đây, lá mơ lông thường mọc hoang dại ở những vùng nông thôn, nhưng ít ai để ý đến chúng. Khi cây mọc rậm rạp, người dân thường sử dụng liềm để cắt tỉa, tạo không gian thoáng đãng cho hàng rào. Loại cây này rất dễ sinh trưởng, không cần đến sự chăm sóc kỹ lưỡng hoặc bón phân, cũng như không cần bất kỳ loại chất kích thích nào.
Ngày nay, lá mơ lông đã trở thành một đặc sản quý, được ưa chuộng và mang lại giá trị kinh tế cao. Nhiều người đã bắt đầu trồng chúng trong vườn nhà với hy vọng tạo thêm thu nhập.
Lợi ích từ lá mơ lông mang đến cho sức khỏe
Hỗ trợ điều trị tiêu chảy do nóng trong
Trong trường hợp tiêu chảy đi kèm với triệu chứng phân khắm, bụng đau quặn, nước tiểu vàng đậm, nóng rát hậu môn và thường xuyên khát nước, bạn có thể cải thiện vấn đề bằng 16 gram lá mơ kết hợp với 8 gram nụ sim, sau đó sắc với 500ml nước đến khi còn dưới phân nửa, chia thành 2 lần uống trong ngày.
Hỗ trợ điều trị giun kim và giun đũa
Để loại bỏ giun kim hay giun đũa, giã nhỏ lá mơ, thêm chút muối và ăn sống hoặc vắt lấy nước uống vào mỗi buổi sáng khi bụng đói. Thực hiện liên tục trong ba ngày sẽ giúp đẩy giun ra ngoài.
Những bài thuốc này không chỉ đơn giản mà còn tận dụng được lợi ích của lá mơ lông, một loại thảo dược quen thuộc trong đời sống hàng ngày.
Lá mơ lông hỗ trợ điều trị cam tích ở trẻ nhỏ
Bài thuốc trị cam tích dùng lá mơ sẽ sử dụng phần rễ khô với khoảng 15 gram đến 20 gram, kết hợp với dạ dày của heo, tất cả đều thái vụn rồi nấu với 1 lít nước đến khi còn khoảng 2 chén thì ngừng. Sau đó, chắt lấy phần nước thuốc và cho trẻ nhỏ uống 2 lần mỗi ngày.
Thanh nhiệt giải độc
Dùng 30g lá mơ lông tươi, kết hợp với 20g rau diếp cá, 15g rau má. Các loại lá trên rửa sạch, giã hoặc xay lấy nước uống. Có thể uống 1 lần/ngày để tăng cường hiệu quả thanh nhiệt, giải độc.
Các loại rau này đều tác dụng mát gan, lợi tiểu, và giúp giải độc, đặc biệt hữu ích khi cơ thể bị nhiệt độc hoặc bị mụn nhọt do nóng trong.
Lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ lá mơ
Lá mơ có nhiều công dụng nhưng khi sử dụng bạn cần lưu ý:
Hãy đảm bảo mình có thể lựa chọn được lá mơ sạch, không bị nhiễm các loại thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hãy rửa sạch lá mơ rồi ngâm lá trong nước muối loãng khoảng 10 phút trước khi sử dụng.
Các bài thuốc từ lá mơ chỉ có tác dụng giảm triệu chứng bệnh, không thể chữa khỏi bệnh tận gốc. Vì vậy, khi có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe, bạn nên đi khám để có sự tư vấn của bác sĩ. Dùng các bài thuốc từ lá mơ chỉ là cách điều trị bổ trợ. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để tránh các thành phần trong lá mơ tương tác với thuốc chữa bệnh.
Loại rau mùa đông có giá vài nghìn cả mớ lại là “thuốc bổ” vì có nhiều công dụng cho...
Cải cúc là loại rau bán đầy chợ Việt, nhất là vào mùa đông. Không chỉ là một món ăn...
Không ngờ lá củ cải thường bị vứt bỏ lại 'bổ tựa nhân sâm' bởi những công dụng tuyệt vời
Chúng ta thường ăn củ cải và bỏ đi phần lá, nhưng lại không biết rằng chúng lại chính là...
Đậu đen là ‘vua của các loại đậu’ vì có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 'đại kỵ'...
Đậu đen từ lâu được coi là một thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên không phải ai cũng có thể...
5 lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc của nước bột gừng khô
Uống nước bột gừng khô mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là khi pha với nước...