Đậu đũa

Đậu đũa được rất nhiều gia đình trồng, mỗi đợt ra trái thường rất nhiều. Bên cạnh việc ăn đậu đũa tươi, bạn cũng có thể phơi khô để dành ăn quanh năm.

Đậu đũa rửa sạch, để nguyên, đun sôi cho vào một nhúm muối rồi luộc chín. Sau đó, đem đậu đũa đi phơi nắng đến khi khô hoàn toàn thì cho vào túi kín, để nơi khô ráo, tránh ẩm mốc.

Đậu đũa khô có nhiều cách ăn, trước tiên là ngâm trong nước lạnh, sau đó đem chiên, xào, hầm đều rất ngon.

Ảnh minh họa: Internet

Cà tím

Nghe có vẻ lạ bởi không nhiều người tích trữ loại thực phẩm khô này. Tuy nhiên, cà tím phơi khô lại là thực phẩm cực kì thơm ngon mà bạn nên tích trữ và sử dụng.

Cà tím khô sau khi chế biến có mùi vị khá thơm ngon. Bạn có thể làm bất cứ món ăn nào với cà tím khô giống như làm với cà tím tươi. Vị ngọt, mùi thơm của chúng khá tương đồng với nhau.

Để làm cà tím khô, bạn chỉ cần chọn những trái cà tím chất lượng nhất. Rửa cà tím cho sạch rồi để ráo. Cắt chúng thành những lát dày và đem phơi khô trong khoảng 2-3 ngày. Nếu dùng máy để sấy thì sẽ nhanh hơn rất nhiều.

Cà tím sấy khô đựng trong các túi kín hoặc hộp. Để cà tím phơi khô ở nơi thoáng mát. Khi lấy ra sử dụng, bạn đem ngâm với nước cho nở ra là được.

Ảnh minh họa: Internet

 

Ớt

Ớt chuông hay các loại ớt khác đều có thể đem phơi khô để dành ăn quanh năm. Sau khi phơi khô, ớt sẽ bị loại bỏ hoàn toàn nước bên trong, nếu bảo quản đúng cách có thể để được suốt 1 năm.

Khi muốn ăn, bạn chỉ cần cho ớt khô vào nước ngâm, cho thêm một ít gừng, tỏi, xào trên lửa lớn rồi cho thịt vào cùng, nêm nếm gia vị là đã có ngay món thịt kho ớt rất ngon.

Ảnh minh họa: Internet

Măng khô

Nhắc đến những loại rau củ phơi khô, để dành ăn được cả năm thì chắc chắn không thể bỏ qua măng khô. Măng khô thường được phơi khô để sử dụng cho các món canh, xào. Nhiều người còn cho răng, măng khô có hương vị giòn, ngon, đậm đà hơn măng tươi rất nhiều.

Bạn có thể mua măng tươi về tự phơi khô rồi cất đi sử dụng dần. Hoặc cũng có thể mua các loại măng khô bán tại chợ, siêu thị. Măng khô rất dễ bảo quản. Bạn chỉ cần cho măng vào túi kín, để nơi khô ráo và thoáng mát là được.

Để làm măng khô, bạn mua măng tươi về, bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài. Cắt măng thành những miếng lớn rồi đem đi luộc với nước. Luộc xong, vớt ra rửa sạch và thái măng thành miếng nhỏ hơn. Đem măng đi phơi khô với nắng to cho đến khi măng ráo nước, khô hoàn toàn là được.

Khi ăn măng khô cần lưu ý. Do măng có chứa chất độc nên bạn cần luộc măng mở vung rồi rửa sạch với nước 3-4 lần để khử độc. Măng sẽ giòn, ngon và an toàn đối với sức khỏe hơn.

Ảnh minh họa: Internet

Khoai lang

Khoai lang cũng là loại rau củ phơi khô, để dành ăn được cả năm. 

Khoai lang khô có thể được sử dụng để nghiền thành bột làm tinh bột khoai lang. Chúng cũng được dùng làm món khoai lang chiên hấp dẫn, làm bánh khoai lang hoặc đơn giản là hấp chín cùng với cơm, ăn rất lạ miệng.

Khoai lang giàu dinh dưỡng, được nhiều người ưa chuộng. Thay vì sử dụng khoai lang tươi, khoai lang khô được tích trữ và sử dụng dần.

Để làm khoai lang khô, bạn chọn những mẻ khoai tươi ngon. Khoai mới thu hoạch, không có dấu vết sâu bọ tấn công. Khoai rửa sạch, thái thành các lát mỏng. Không nên thái mỏng quá tránh sau khi khô, khoai giòn và bị vỡ vụn. Phơi nắng hoặc sấy khô cho đến khi khoai cứng, khô lại thi cất vào túi kín, để nơi thoáng mát, sử dụng dần.

Ảnh minh họa: Internet

 

Bí đỏ

Loại rau củ phơi khô, để dành ăn được cả năm cuối cùng là bí đỏ. Bí đỏ khô khá phổ biến và được sử dụng nhiều cho các món canh, xào hay dùng để nấu súp.

Bí đỏ giàu dinh dưỡng. Việc sấy khô chúng không làm ảnh hưởng nhiều đến thành phần dinh dưỡng bên trong nên bí đỏ khô rất tốt cho sức khỏe. 

Bạn chỉ cần sơ chế sạch bí đỏ tươi, thái bí đỏ thành các lát mỏng và đem phơi khô. Bí đỏ có kết cấu khô ráo nên việc phơi bí đỏ khá nhanh. Sau khi bí đỏ khô, bạn cất vào túi, hộp kín. Để nơi khô ráo, thoáng mát. Thỉnh thoảng mang bí đỏ ra phơi với nắng to để phòng ngừa nấm mốc.

Ảnh minh họa: Internet