Tỏi và hành sống

Rất nhiều vùng miền có thói quen ăn thịt gà chấm muối kèm với vài lát hành củ khô hay vài miếng tỏi, nhất là nam giới rất chuộng sự kết hợp này.

Tuy nhiên, theo đông y thì thịt gà tính ngọt, ấm; tỏi tính nhiệt; hành tính hàn nếu kết hợp với nhau sẽ khiến tăng nhiệt hay nóng lạnh giao tranh khiến khí huyết bị tổn thương.

Ảnh minh họa: Internet

Rau cải

Theo Đông y, thịt gà có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng. Là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận. Đặc biệt, thịt gà có tác dụng bồi bổ cao cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị hàn, suy yếu, khả năng hấp thu thức ăn kém.

Cũng trong Đông y, cải xanh có tính ôn, vị cay, làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa, có tác dụng giải chứng cảm hàn, thông đờm, lợi khí... Cũng bởi có vị đắng nên người ta thường gọi là cải đắng hay còn gọi với tên khác là cải bẹ xanh.

Mặc dù cả thịt gà và rau cải đều có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe con người, tuy nhiên, thịt gà có tính ôn, cải bẹ xanh cũng có tính ôn, như vậy khi dùng chung thì tính ôn (ấm nóng) sẽ tăng lên gây nhiệt nhiều cho cơ thể.

Rau kinh giới

Vị cay của kinh giới lại có tác dụng hạ huyết ứ. Khi kết hợp thực phẩm dưỡng huyết khu phong với thịt gà tính ấm sẽ khiến bạn mắc chứng đau đầu chóng mặt, u tai, toàn thân run rẩy, ngứa ngáy trong đầu, não.

Cá chép

Thịt gà kiêng ăn với cá chép vì thịt gà tính cam ôn, cá chép tính cam hàn, nếu ăn sinh ra nhiều mụn nhọt. Nếu mắc phải mụn do ăn thịt gà, nấu nước đậu đen uống sẽ khỏi.

Muối vừng

Thịt gà kiêng ăn muối vừng (muối mè, và rau thơm): Thịt gà thuộc về phong mộc, nếu ăn lẫn muối vừng, rau thơm tất động đến can phong mà sinh ra chứng chóng mặt, run rẩy cả người. Nếu chẳng may ăn phải, có các triệu chứng trên thì nấu nước cam thảo uống sẽ khỏi.

Rau răm

Rau răm hay được chế biến trong món gà xé phay. Theo quan niệm dân gian, kết hợp hai món này với nhau không tốt cho sức khỏe vì sẽ tạo nên chất có hại cho hệ tiêu hóa. Vì thế, không nên ăn quá nhiều rau răm để đảm bảo cho sức khỏe.

Ảnh minh họa: Internet