Cá cơm

Cá cơm là loại cá nhỏ sống ở môi trường nước mặn. Ở Việt Nam, loại cá này phân bổ ở hầu hết các vùng biển dọc từ Bắc vào Nam.

Cá cơm là loài cá nhỏ sống ở nước mặn với hơn 100 loài khác nhau trải khắp Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Chúng thường được tìm thấy theo đàn lớn, điều này khiến chúng rất dễ bị bắt với số lượng lớn. Một trong những nơi phổ biến nhất để đánh bắt cá cơm là biển Địa Trung Hải, đó là lý do tại sao chúng là một phần không thể thiếu trong các món ăn châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi.

Ở nước ta cá cơm phân bố hầu hết các vùng biển từ nam ra bắc , mổi vùng cá cơm mang một đặc trung khác nhau , nhưng nổi bật và ngon nhất thì phải nhắc tới cá cơm phú quốc được chế biến các sản phẩm không đâu đặc trưng hơn như cá cơm khô Phú Quốc, Nước mắm cá cơm phú quốc…

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), cá cơm chứa nhiều axit béo omega-3, protein, vitamin, khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Ngoài ra, chúng có chứa chất béo và cholesterol tốt cho hệ tim mạch.

Cá cơm có vòng đời tương đối ngắn nên chúng ít khi bị nhiễm thủy ngân từ môi trường sống. Ngoài ra, loại cá này chỉ được đánh bắt tự nhiên, không nuôi nhốt.

Cá hố

Cá hố sống ở các vùng biển sâu. Chúng rất giàu protein và axit béo không bão hòa. Đây là loại cá chủ yếu được đánh bắt ngoài tự nhiên. Cá hốso với cá hồi, cá ngừ thường có giá thành rẻ hơn nên không mấy ai nghĩ đến việc nuôi chúng.

Ở các quốc gia như Nhật, Hàn, Trung Quốc, cá hố là món ăn phổ biến, thường được chế biến thành các món nướng. Loại cá này ít chất béo, chứa nhiều axit béo omega-3, tốt cho sức khỏe.

Xét về phương diện dinh dưỡng thì cá hố vinh dự được xếp vào danh sách một trong các loại cá bổ dưỡng, ít chất béo và đặc biệt sở hữu một lượng acid béo loại omega 3 khá cân bằng. Cụ thể là đạm, protein, nhóm vitamin A – D – E, DHA, axit béo không no cùng một vài khoáng chất như canxi, kali, sắt, photpho, natri,… 

Không những thế nó còn có giá thành rẻ và phù hợp với điều kiện kinh tế của đại đa số người dân Việt Nam hiện tại. Nếu xét trong 100g cá hố thì:

Có đến 788.7mg PUFA

775.2mg acid béo Omega 3

Cholesterol 65 mg

Cá mòi

Cá mòi có màu trắng đục, mình nhiều thịt, xương nhỏ nhưng nhiều xương dăm nên không được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đây là loại cá có hàm lượng canxi lớn. 85 gram cá mòi cung cấp 325mg canxi trong khi đó 85 gram sữa chỉ chứa 276 mg sữa. Ăn 10 gram cá mòi là đủ cung cấp 20% lượng chất béo cần thiết cho cơ thể trong một ngày.

Cá mòi còn giàu vitamin D và DHA giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đây là những chất cần thiết mẹ bầu, giúp ích cho sự phát triển của thai nhi, ngăn ngừa dị tật.

Trong 100 g cá mòi cung cấp khoảng 250 calo, bao gồm khoảng 125 calo từ chất béo và phần còn lại có nguồn gốc từ protein tạo thành.

Ngoài ra, cá mòi cũng chứa một hàm lượng axit béo omega vô cùng phong phú như omega – 3, omega – 6.

Không những thế, cá mòi còn chứa rất nhiều vitamin như vitamin D, vitamin B2, vitamin E, vitamin K,… và các khoáng chất như kẽm, kali, sắt,...