Hướng dẫn chị em phân biệt cơn gò tử cung sinh lý và cơn gò chuyển dạ
Cơn gò tử cung là gì?
Cơn gò tử cung là cơn co thắt cơ tử cung xảy ra trong một thời gian ngắn và không liên tục trong suốt thai kỳ, con gò có xu hướng thường xuyên hơn cũng như dữ dội hơn trong giai đoạn chuyển dạ tích cực.
Các bác chuyên gia cho biết, những cơn gò cứng bụng hay còn gọi là cơn gò tử cung thường diễn ra vào những tháng cuối quý 2 đến khoảng quý 3 của thai kỳ, nhưng hiện tượng này cũng có thể xảy ra sớm hơn ngay từ khi chị em mang thai từ tuần 12 trở đi.
Cách nhận biết cơn gò tử cung như thế nào?
Dấu hiệu cơn gò tử cung sinh lý
Vào khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ bầu có thể nhận thấy những cơn gò tử cung bất chợt trong ngày. Đây là cơn gò Braxton – Hicks hay còn được gọi là cơn gò sinh lý, cơn gò chuyển dạ giả, thường không đều và không thường xuyên. Những cơn gò này là cách để cơ thể hay tử cung luyện tập cho ngày sinh nở, đồng thời làm cơ tử cung săn chắc, thúc đẩy máu đến nhau thai. Cơn gò sinh lý thường có dấu hiệu:
- Xuất hiện bất chợt, không thành cơn, thường kéo dài 30 giây
- Không đau đớn mà chỉ gây cảm giác căng tức vùng bụng dưới
- Thường tự biến mất khi nghỉ ngơi, thư giãn.
Theo bác sĩ chuyên khoa sản bệnh viện Phụ sản Hà Nội, có thể những cơn đau tức không phải là cơn gò tử cung mà do động ruột vì tử cung lớn dần chèn ép nên không đáng ngại, có thể dùng thuốc giảm co thông thường theo chỉ định nếu thấy quá khó chịu.
Dấu hiệu cơn gò tử cung chuyển dạ
Cơn gò chuyển dạ trước 37 tuần (cơn gò tử cung tuần 36 trở về trước) gọi là cơn gò sinh non, cơn gò tử cung tuần 37 trở đi gọi là cơn gò chuyển dạ hay cơn gò chuyển dạ đủ tháng. Không giống như cơn gò sinh lý Braxton-hicks, cơn gò chuyển dạ là dấu hiệu báo trước thời điểm sắp sinh với đặc điểm:
- Đau toàn bộ vùng bụng dưới và đau thành từng cơn (thông thường 12 - 20 phút xảy ra 1 cơn đối với trường hợp bà bầu doạ sinh non, 5 phút xảy ra 1 cơn đối với chuyển dạ đủ tháng)
- Cường độ đau ngày càng dữ dội, tần suất gây đau đớn cho mẹ dày hơn
- Ra dịch nhầy hồng âm đạo (máu báo sinh non) hoặc ra ối (vỡ ối)
Phân biệt cơn gò tử cung chuyển dạ và cơn gò sinh lý trong giai đoạn cuối của thai kỳ
Trong những tháng cuối thai kỳ, thai phụ cảm thấy tử cung có những cơn gò nhẹ trong khoảng 30 đến 60 giây, một vài lần trong ngày, đó vẫn là những cơn gò sinh lý, chúng là một dấu hiệu hoàn toàn bình thường, không phải cơn gò nào xảy ra trong giai đoạn cuối đều là cơn gò chuyển dạ.
Cơn gò sinh lý xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ là bình thường, có thể với nhiều mẹ, những cơn gò sinh lý giai đoạn này có thể rất đáng sợ, đặc biệt là cường độ của chúng sẽ tăng dần gần cuối thai kỳ. Vì vậy, mẹ cần thật bình tĩnh để có thể xác định sự khác biệt giữa cơn gò sinh lý và các cơn gò chuyển dạ.
Dấu hiệu của cơn gò sinh lý Braxton - Hicks: những cơn gò này thường không gây đau đớn nhiều và không xảy ra đều đặn. Không giống các cơn gò chuyển dạ diễn ra nhịp dàng, đều đặn, cơn gò sinh lý không thể dự đoán trước và không có "nhịp điệu”.
Mặt khác, khi mẹ bầu chuyển dạ thật sự, các cơn gò sẽ tăng dần lên, kéo dài hơn và tần suất cũng dồn dập hơn, còn cơn gò sinh lý Braxton - hicks lại có xu hướng biến mất khi bà bầu nghỉ ngơi hoặc thay đổi vị trí. Đối với các cơn gò chuyển dạ, mỗi mẹ lại có cảm nhận khác nhau.
Bà bầu mang thai ở 3 tháng cuối khi gặp phải những dấu hiệu của cơn gò bất thường: đau âm ỉ ở bụng dưới hoặc lưng, căng cơ ở vùng xương chậu, đau lườn hoặc đau đùi thì hãy nghĩ đến cơn gò chuyển dạ.
Cơn gò đều đặn 5 – 10 phút hoặt ít hơn sẽ xảy ra 1 cơn, đau liên tục và thường xuyên ở lưng hoặc bụng dưới, căng cơ ở xương chậu hoặc âm đạo, ra dịch nhầy và có vỡ ối… Khi có những dấu hiệu trên mẹ cần bình tĩnh, chuẩn bị hành lý và đi đến bệnh viện vì đây là cơn gò chuyển dạ.
Cơn gò tử cung có nguy hiểm không?
Cơ gò tử cung sinh lý hoàn toàn không nguy hiểm gì cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên các bà bầu cần phân biệt cơn gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ để kịp thời xử trí, không nên quá chủ quan.
Trường hợp hiếm gặp các cơn gò sinh lý nguy hiểm: bụng bị gò cứng hoặc lệch hẳn sang 1 bên, có khi mất cả phút. Sau đó mẹ sẽ có cảm giác em bé lại tiếp tục chồi lên, trượt xuống hoặc xoay vòng trong bụng mẹ. Bụng mẹ sẽ có cảm giác bị nhồi lên, nhồi xuống nhiều lần trong ngày và cứng đau.
Đặc biệt xuất hiện thêm các triệu chứng đau lưng, chuột rút, xuất huyết âm đạo. Dấu hiệu này cực kì nguy hiểm cho mẹ bầu lẫn thai nhi, mẹ cần ngay lập tức đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra.
Cách làm giảm cơn gò tử cung
Những cơn gò sinh lý sẽ thường xuất hiện trong thời gian ngắn nên không quá nguy hiểm. Khi xuất hiện cơn gò thì mẹ hãy áp dụng các biện pháp sau:
Nghỉ ngơi: thai nhi gò cứng đôi khi báo hiệu rằng mẹ đang làm việc căng thẳng, vì vậy mẹ cần dành thời gian nghỉ ngơi, đứng lên đi lại nhẹ nhàng hoặc ngồi xuống nghỉ ngơi hoặc nằm nghiêng về một bên để bụng của mẹ được ổn định. Tư thế thoải mái còn tùy thuộc vào mỗi bà bầu khác nhau.
Chườm ấm: mẹ hãy nước ấm dưới vòi sen hoặc ngâm mình vào bồn tắm để thư giãn, ngoài ra có thể dùng một chiếc khăn mềm chườm ấm lên bụng.
Mẹ có thể tắm bồn nước ấm, tắm vòi hoa sen với nước ấm để giảm khó chịu do cơn gò gây ra. Mặt khác, để tránh gây hại cho thai nhi, bầu chỉ nên tắm nhanh và đặc biệt lưu ý nhiệt độ nước.
Tập yoga: mẹ bầu có tập yoga khi mang thai thường ít bị các cơn gò cứng bụng, chuột rút hơn.
Uống một ly nước ấm có thể sẽ khiến mẹ giảm khó chịu do cơn gò hiệu quả. Mẹ chỉ nên uống nước để bổ sung và không cần uống bất cứ loại thuốc nào mà chỉ cần điều hòa cơ thể thật tốt là được.
Khi cảm thấy đau, mẹ bầu có thể thử hít thở chậm và sâu hoặc thử thay đổi tư thế.
Nếu là cơn gò tử cung chuyển dạ, sẽ không có cách can thiệp nào giúp mẹ giảm đau tự nhiên mà không cần đến thuốc và sự trợ giúp y tế. Do đó, việc phân biệt cơn gò sinh lý và chuyển dạ đóng vai trò tiên quyết.
Sẽ khá khó khăn với những chị em khi lần đầu làm mẹ để xác định cơn gò tử cung nào là chuyển dạ thực sự. Khi nghi ngờ, tốt nhất là bà bầu nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán kịp thời. Mẹ bầu nên lưu ý về thời gian của các cơn gò tử cung và những dấu hiệu khác để thông báo cho bác sĩ khi khám.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.