Phụ Nữ Sức Khỏe

4 mũi tiêm phòng trước khi mang thai để bảo vệ tính mạng mẹ và con

Nhiều mẹ bầu thắc mắc cần tiêm phòng trước khi mang thai những mũi nào, hãy đọc bài viết dưới đây để nắm rõ thông tin.

Tiêm phòng trước khi mang thai mang lại lợi ích gì? Không tiêm phòng có sao không? Cần tiêm những mũi nào? Tiêm ở đâu?...là những câu hỏi thường gặp của mẹ bầu đặc biệt là những người lần đầu tiên mang thai. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc trên đây mà các bậc làm cha mẹ nên nắm rõ.

Để biết được những mũi tiêm quan trọng với sức khoẻ của sản phụ và thai nhi trước hết chúng ta cần hiểu về lợi ích của chúng.

1. Lợi ích của việc tiêm phòng trước khi mang thai

Để có một thai kỳ khoẻ mạnh cho cả mẹ lẫn con, sản phụ không nên bỏ qua những mũi tiêm vacxin cơ bản. Điều này có một vai trò rất quan trọng, đó là chúng được xem như những hàng rào để bảo vệ sức khoẻ của người mẹ. Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bị giảm sút nên rất dễ bị các loại bệnh tật tấn công. Một khi mẹ bị bệnh xâm nhập, khả năng sẽ lây lan sang bào thai rất cao, khiến cho thai nhi dễ bị dị tật, sinh non, thậm chí chết lưu rất nguy hiểm. 

Vì vậy, mẹ cần tiêm phòng trước khi mang thai để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra. Tất nhiên vacxin không thể ngăn ngừa và bảo vệ được 100% nhưng khả năng miễn dịch vẫn chiếm được khoảng 85-95% trong thời hạn bảo vệ của chúng. 

tiem phong truoc khi mang thai 1
Để có một thai kỳ khoẻ mạnh sản phụ nên tiêm phòng trước khi mang thai - Ảnh minh họa: Internet
 

2. Các mũi tiêm phòng trước khi mang thai

Dựa trên yêu cầu mới nhất năm 2018, những mũi tiêm quan trọng mẹ bầu nên tiêm phòng đó là thuỷ đậu, cúm, viêm gan B và mũi 3 trong 1: sởi - quai bị - rubella. Nếu người mẹ dưới 26 tuổi cũng nên tiêm mũi HPV (ung thư cổ tử cung). Dưới đây là một số thông tin chi tiết về các mũi tiêm này.

Tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai:

Một loại virus có tên gọi là Varicella zoster chính là nguyên nhân gây ra căn bệnh thuỷ đậu truyền nhiễm cấp tính. Thời gian ủ bệnh khoảng 14-16 ngày và sau đó phát bệnh.

Thuỷ đậu là căn bệnh thường tấn công vào những người có sức đề kháng yếu như trẻ em, phụ nữ mang thai, người ốm yếu. Khi mắc bệnh thuỷ đậu, trên người xuất hiện các nốt mụn phồng rộp, ửng đỏ, mưng mủ và khả năng lây lan từ người nọ sang người kia rất nhanh. Chúng gây ra sự  ngứa ngáy, khiến bạn phải gãi làm cho các nốt mụn nước vỡ ra, để lại sẹo rỗ rất mất thẩm mỹ.

Thông thường mỗi người sẽ mắc thuỷ đậu một lần trong đời, nếu từ nhỏ cơ thể người mẹ đã một lần bị thuỷ đậu thì khả năng tái phát là rất hiếm, tuy nhiên mẹ cũng không nên chủ quan vì vẫn có khả năng nhiễm bệnh giời leo (zona).  

Người bình thường nếu mắc thuỷ đậu không quá lo lắng nhưng đối với sản phụ mắc bệnh thuỷ đậu có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, sinh non, hỏng thai. Trên thực tế nhiều sản phụ mắc thuỷ đậu ở tháng đầu phải bỏ thai để phòng tránh con bị dị tật khi sinh ra.

Vaccine phòng ngừa thuỷ đậu nên tiêm vào thời gian nào là phù hợp nhất? Mẹ nên tiêm 1 mũi trước khi mang thai ít nhất 2 tháng để đảm bảo sự an toàn của cả mẹ lẫn con. Nếu có sự chỉ định của bác sĩ tiêm nhắc lại thì phải tiêm trước khi mang thai ít nhất một tháng, tuyệt đối không tiêm khi biết chắc chắn bạn đã mang thai.  Vì vậy trước khi có kế hoạch mang thai và mẹ không nhớ rõ từ nhỏ đã bị thuỷ đậu hay chưa thì nên tiêm phòng vacxin thuỷ đậu trước khi mang thai. 

tiem phong truoc khi mang thai 2
Mẹ bầu nên tiêm phòng thuỷ đậu trước khi mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Tiêm phòng cúm trước khi mang thai:

Cúm là một trong những bệnh mà sản phụ dễ mắc phải trong quá trình mang thai. Khi thời tiết đột ngột thay đổi hoặc khoảng thời gian giao mùa là điều kiện thuận lợi cho bệnh cảm, cúm tấn công cơ thể yếu ớt của mẹ bầu. Tiêm vaccine cúm chính là biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh cúm hiệu quả mà khuyến khích bà bầu nào cũng nên thực hiện.

Trên thực tế, có nhiều trường hợp mẹ bầu tử vong vì bị cúm trong quá trình mang thai, ngoài ra, việc mẹ bị cúm còn có thể gây hại đến sức khoẻ của bào thai ngay trong bụng mẹ, kéo dài cho đến khi con ra đời. 

Thời điểm mẹ bầu nên tiêm vaccine cúm là ít nhất 1-3 tháng trước khi mang thai để tránh bị sổ mũi, hắt hơi, ho trong quá trình mang thai. Giai đoạn từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau thường là mùa cúm bùng phát thành dịch, vì vậy mẹ bầu được khuyên nên tiêm phòng cúm trong thời điểm này để phòng bệnh hiệu quả.

tiem phong truoc khi mang thai 3
Mẹ bầu nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Tiêm phòng vacxin phòng ngừa Viêm gan B:

Viêm gan B là một trong những căn bệnh nhiễm trùng vùng gan rất nghiêm trọng, bệnh có thể đe dọa đến tính mạng của sản phụ. Ở người bình thường nếu bị bệnh viêm gan B nếu không được điều trị kịp thời và tích cực thì rất dễ đến viêm gan B mãn tính, từ đó chuyển phát thành xơ gan và ung thư gan. Nếu mẹ bầu bị viêm gan B trong quá trình mang thai thì rất dễ bị sảy thai, máu đông hoặc gan mất khả năng chống độc dẫn đến hôn mê, có thể tử vong.

Vì vậy, việc tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai là một điều rất quan trọng mẹ không nên bỏ qua mũi tiêm quan trọng này. Trước khi mang thai mẹ có thể đến bệnh viện để được tiến hành các xét nghiệm xem mẹ có bị Viêm gan B hay không? Nếu kết quả âm tính thì mẹ bầu phải tiêm, còn nếu kết quả dương tính, tức mẹ bầu đang nhiễm virus viêm gan B, lúc này vacxin sẽ không còn tác dụng nữa, vì vậy, mẹ hãy chờ lúc ngay con sinh xong phải tiêm vacxin viêm gan B cho bé để bảo vệ con yêu.

Vacxin viêm gan B phải tiêm 3 mũi trước khi mang thai: Mũi 1 tiêm trước khi mang thai khoảng 7 tháng, mũi 2 tiêm cách mũi đầu khoảng 1 tháng, mũi 3 cách mũi đầu 6 tháng. 

tiem phong truoc khi mang thai 4
Mẹ bầu nên tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai để có một thai kỳ khoẻ mạnh - Ảnh minh họa: Internet

Tiêm phòng mũi 3 trong 1 trước khi mang thai:

Mũi 3 trong 1 có thể ngăn ngừa được 3 bệnh đó là sởi, quai bị và rubella. Rubella là một căn bệnh nguy hiểm, một nghiên cứu cho thấy có đến 90% trường hợp sản phụ mắc bệnh trong 3 tháng đầu bị sảy thai, dị tật thai nhi, nếu đứa trẻ được sinh ra sẽ bị một số dị tật về não, tai, mắt, tim... Nếu trong quá trình mang thai, qua các xét nghiệm kết luận mẹ mắc bệnh thì nguy cơ phải bỏ thai rất cao.

Sởi cũng là một bệnh nguy hiểm tương tự, nếu người mẹ mắc sởi trong giai đoạn mang thai, khả năng bào thai sẽ bị dị tật, sinh non, chết lưu, sảy thai.  Vì vậy tiêm phòng sởi trước khi mang thai rất quan trọng.

Bệnh quai bị khiến cho buồng trứng bị viêm nhiễm, tế bào trứng bị phá huỷ, ảnh hưởng nghiêm trọng không những đối với người mẹ mà khả năng thai nhi bị sinh non, chết lưu, dị tật rất cao.

Vì những lý do trên, mẹ bầu cần tiêm 1 mũi vacxin 3 trong 1 trước khi mang thai khoảng 3 tháng. Tuyệt đối không tiêm khi biết chắc chắn mình đã mang thai.

tiem phong truoc khi mang thai 5
Mẹ nên tiêm mũi 3 trong 1 trước khi mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Tiêm vacxin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung (HPV):

Đây là một mũi được các bác sĩ khuyến khích tiêm khi người mẹ dưới 26 tuổi. Tác dụng của mũi tiêm này có hiệu quả cao nhất khi được tiêm trước khi quan hệ tình dục lần đầu. Nếu mẹ đã quá 26 tuổi nên tham khảo ý kiến bác sĩ xem thể trạng của bạn có phù hợp để tiêm hay không?

tiem phong truoc khi mang thai 6
Nếu mẹ dưới 26 tuổi được khuyến khích nên tiêm vacxin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung- Ảnh minh họa: Internet

3. Lưu ý

  • Nhiều mẹ thắc mắc hỏi các mũi tiêm trên đây khi mang thai lần 2 có phải tiêm lại không. Câu trả lời là có, chỉ riêng mũi 3 trong 1 là không cần phải tiêm nhắc lại.
  • Những mũi vacxin tiêm phòng trên đây không nằm trong chương trình mở rộng nên sản phụ phải mất tiền. Mẹ phải đến các trung tâm tiêm phòng vac xin.
  • Nhiều mẹ thắc mắc tiêm phòng trước khi mang thai bao nhiêu tiền, điều đó tuỳ thuộc vào từng trung tâm mẹ lựa chọn, giá cả chủ yếu dao động từ 100 nghìn đến 700 nghìn đồng/mũi (tuỳ loại). Riêng vacxin ngừa ung thư cổ tử cung là cao hơn, dao động khoảng 1.200 nghìn đến 1.400 nghìn đồng/mũi.

Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp mẹ tìm được câu trả lời cho thắc mắc có nên tiêm phòng trước khi mang thai không? Hãy bảo vệ sức khoẻ của mẹ và con trước những mối đe doạ có thể xảy ra. 

Bảo Nhàn

Tin liên quan

Đau lưng khi mang thai: Dấu hiệu cảnh báo và cách giảm đau hiệu quả cho mẹ bầu

Đau lưng khi mang thai là hiện tượng nhiều mẹ bầu gặp phải, vì vậy mẹ bầu cần nắm được...

Dược thiện bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai

Khi mang thai, cơ thể người mẹ phải cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi, đặc biệt...

Sản phụ 29 tuổi vỡ thai ngoài tử cung nguy kịch vì không biết mang thai

Nghi ngờ bị viêm dạ dày, sản phụ 29 tuổi sống tại Bình Dương liền đi khám. Tuy nhiên, các...

Mẹ dùng ngũ cốc lợi sữa giúp sữa về căng đầy, con bú no nê

Chúng ta đều biết những lợi ích tuyệt vời của việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nhưng trong thực tế...

Khốn khổ căn bệnh khiến chị em không dám hắt hơi, cười lớn

Sau hai lần sinh nở, chị Hoa (38 tuổi, Hà Nội) không khỏi phiền lòng vì chứng bệnh rất oái...

Ăn uống sau vượt cạn

Kiêng khem ăn uống sau sinh do sợ tăng cân hoặc ăn thật nhiều để mong muốn có sữa...

Cảnh báo: Dấu hiệu tiền sản giật nguy hiểm ở phụ nữ mang thai

Khoảng 6 – 8% phụ nữ mang thai bị tiền sản giật. Bệnh gây ra những biến chứng nặng nề...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

17 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

17 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 8 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 8 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 8 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 12 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 12 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 17 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình