Hội chứng Cushing là gì?

Hội chứng Cushing hay còn được gọi là hypercortisolism hay bệnh suy tuyến thượng thận thứ phát. Bệnh xảy ra khi cơ thể có lượng cortisol trong máu quá cao. Cortisol là một hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận, giúp cơ thể điều hòa huyết áp và chống lại stress. Hội chứng Cushing sẽ gây ra các rối loạn nội tiết tố và nhiều sự biến đổi bất thường trong cơ thể.

Nguyên nhân hội chứng Cushing

Nguyên nhân ngoại sinh

Hội chứng Cushing có thể bắt nguồn từ các yếu tố bên ngoài như dùng thuốc chứa corticosteroid quá mức, thuốc điều trị viêm khớp, lupus ban đỏ,…

Người bệnh có thể được kê đơn sử dụng các loại thuốc để điều trị các bệnh như viêm khớp dạng thấp, hen suyễn, lupus ban đỏ hoặc để ngăn cơ thể từ chối cơ quan cấy ghép,… Vì liều lượng cần thiết để điều trị các bệnh này thường cao hơn nhu cầu cortisol mỗi ngày của cơ thể nên gây ra các tác dụng phụ.

Việc tiêm corticosteroid lặp đi lặp lại để điều trị đau khóp, đau lưng cũng làm phát triển hội chứng Cushing.

Dùng thuốc chứa corticosteroid quá mức, thuốc điều trị viêm khớp, lupus ban đỏ,… là nguyên nhân gây ra hội chứng Cushing. Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân nội sinh

Khi tuyến thượng thận sản xuất dư thừa hormone adrenocorticotropic (ACTH) sẽ gây ra sự gia tăng bất thường của lượng cortisol trong cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này có thể do khối u xuất hiện ở tuyến yên. Khi có khối u lành tính ở tuyến yên, cơ thể sẽ sản xuất ACTH dư thừa, từ đó kích thích tuyến thượng thận tiết ra cortisol.

Ngoài ra, khi có một khối u phát triển trong một cơ quan (có thể khối u lành hoặc ác tính) ở trong phổi, tuyến tụy, tuyến giáp, tuyến ức,… sẽ gây ra hội chứng Cushing.

Ở một số người, nguyên nhân hội chứng Cushing là do sự rối loạn của tuyến thượng thận. Thường gặp nhất là tình trạng xuất hiện khối u lành tính ở vỏ thượng thận, còn được gọi là adenoma tuyến thượng thận. Ở một số người bệnh, phì đại lành tính cả hai tuyến thượng thận có thể dẫn đến hội chứng Cushing.

Theo con số thống kê, tỷ lệ người mắc hội chứng Cushing là 1/50.000 người. Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra tử vong.

Hội chứng Cushing sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, loãng xương, cao huyết áp và tiểu đường.

Dấu hiệu hội chứng Cushing

Béo phì, da màu hồng hoặc căng,... là những dấu hiệu của hội chứng Cushing. Ảnh minh họa: Internet

Có rất nhiều dấu hiệu cảnh báo hội chứng Cushing nhưng đa phần các trường hợp mắc bệnh đều có triệu chứng béo phì thân trên, mặt tròn, mỡ quanh vùng cổ, cánh tay và cẳng chân gầy. Với trẻ em thì sẽ có xu hướng chậm phát triển, thừa cân, béo phì.

Ngoài ra, hội chứng Cushing còn có các triệu chứng khác như da mỏng, dễ bị bầm tím và khó lành vết thương, phát triển nhiều lông ở mặt, cổ, ngực; chu kỳ kinh nguyệt thất thường, mệt mỏi, xương yếu, mặt đỏ bừng, trầm cảm, lo lắng, dễ cáu gắt,… Ở nam giới còn có thể xuất hiện tình trạng liệt dương.