Hiểu đúng về cận thị ở trẻ nhỏ và bí quyết bảo vệ đôi mắt con luôn khỏe mạnh
Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ em bị cận thị
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ em bị cận thị. Trong đó, không loại trừ nguyên nhân do di truyền. Trẻ có cha mẹ bị cận thị cũng có nguy cơ mắc tật khúc xạ này. Những trẻ sinh non hoặc thấp cân, gặp các vấn đề khi dậy thì cũng có nguy cơ cao bị cận thị.
Ngoài ra, thời gian ngủ quá ít hoặc mắt phải làm việc quá thường xuyên, thiếu khoa học cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị cận thị.
Không khó để nhận biết các dấu hiệu cận thị ở trẻ em. Cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi trẻ có dấu hiệu nhìn xa không rõ, nheo mắt khi xem ti vi và một số biểu hiện bất thường khác.
Cận thị ở trẻ có thể chia thành 2 loại: Cận thị thật và cận thị giả. Một khi hiểu đúng về tình trạng mắt của trẻ, bác sĩ mới có phác đồ điều trị thích hợp.
Sự khác biệt giữa cận thị thật và cận thị giả
Dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em không chỉ đơn thuần là nhìn xa không thấy rõ mà còn nhiều yếu tố khác nhau.
Cụ thể, cận thị thật còn được gọi là cận thị mang tính trục. Nguyên nhân do không chú ý vệ sinh mắt khiến cho trục nhãn cầu trở nên dài hơn (vượt quá mức bình quân thông thường là 24mm), khiến tia sáng bình hành chiếu vào sau nhãn cầu, điểm tập trung rơi vào phía trước võng mạc nên hình ảnh nhìn thấy không rõ ràng.
Cận thị giả là do dùng mắt quá độ khiến cho các cơ mắt tiếp tục thu hẹp, độ dày của thủy tinh thể càng tăng, nhìn vật có cảm giác mơ hồ.
Có thể nói, cận thị giả là cận thị mang tính chức năng, thông qua các biện pháp vật lý hoặc người bệnh tự rèn luyện mắt, giúp các cơ được thả lỏng, giải tỏa mệt mỏi cho mắt, dần dần có thể phục hồi thị lực như bình thường.
Đặc biệt, cận thị giả nếu không kịp thời cải thiện và điều trị, nhãn cầu chịu áp lực của các cơ bên ngoài mắt trong thời gian dài có thể khiến trục nhãn cầu to hơn và trở thành cận thị thật.
Nếu là cận thị giả, trong sinh hoạt hằng ngày, bạn nên giám sát trẻ và hướng dẫn trẻ điều tiết mắt hợp lý khi học tập, có điều độ để khắc phục tình trạng và không tăng nặng mức độ cận thị hơn.
Nếu là cận thị thật, bắt buộc trẻ phải đeo kính và gần như không thể bỏ kính về sau. Chính vì thế, tốt nhất bạn nên giúp trẻ phòng ngừa cận thị hơn là đợi đến khi mắc phải rồi mới chữa trị.
Bí quyết để ngăn ngừa tật cận thị và giúp trẻ có đôi mắt sáng khỏe
Chú ý để trẻ có tư thế đọc sách, học hành đúng cách
Trẻ em bị cận thị tuy không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến học tập, sinh hoạt và làm việc sau này. Do đó, cách tốt nhất chính là ngay từ nhỏ, bố mẹ nên dạy cho trẻ tư thế ngồi khoa học, mắt và sách vở duy trì một khoảng cách nhất định, không nên để trẻ mắc thói quen nằm đọc sách, thậm chí có trẻ con đặt cả thân trước lên bàn khi học.
Bạn nên nhớ, thói quen có thể rèn luyện được và nếu trẻ được tập từ sớm sẽ càng dễ thích nghi với tư thế ngồi đúng. Ngoài ra, bạn còn phải hướng dẫn trẻ nên tập vài bài tập cử động mắt vào hai buổi sáng và trưa mỗi ngày để tăng cường sự khỏe mạnh cho đôi mắt.
Môi trường sử dụng mắt luôn đóng vai trò quan trọng nhất định
Cho dù trẻ biết cách sử dụng mắt khoa học nhưng nếu môi trường xung quanh không đảm bảo thì nguy cơ trẻ bị cận thị vẫn có thể xảy ra. Vì vậy, bạn cần chú ý ánh sáng khi trẻ học hành hoặc xem tivi v.v…
Ánh sáng trong phòng nên giữ ở mức cân bằng để mắt trẻ luôn cảm thấy thoải mái khi nhìn xung quanh. Đồng thời, khoảng cách giữa mắt và vật trước mặt (có thể là sách vở, tivi, trò chơi điện tử v.v…) không nên quá gần hoặc quá xa để đảm bảo mắt không bị áp lực, mệt mỏi.
Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho trẻ
Tuy mắt được sử dụng trực tiếp với đồ vật và môi trường xung quanh, nhưng dinh dưỡng vẫn góp phần quan trọng đối với sức khỏe của đôi mắt. Bạn nên tập cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh, đủ chất, không kén chọn và nên ăn nhiều rau, trái cây, đặc biệt là họ cam quýt và rau lá xanh.
Những thực phẩm giàu vitamin A và vitamin C đều rất tốt cho mắt. Uống đủ nước trong ngày cũng là thói quen tốt cần rèn cho trẻ để giảm bớt mệt mỏi cho mắt, hạn chế tật cận thị.
Đừng ngại cho trẻ vận động ngoài trời
Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời, hạn chế việc chăm chú dán mắt vào màn hình điện thoại, máy tính. Không tương tác với thiên nhiên khiến trẻ mất đi cơ hội khám phá, giải tỏa cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng đến thị lực. thể chất và tinh thần.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.