Hạnh phúc vỡ òa của người chồng không có tinh trùng vẫn khiến vợ sinh đôi
Chủ động "giải thoát" cho vợ
Kết hôn 4 năm mà vẫn chưa có con, năm 2004, anh Tới chị Nga đưa nhau đi khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, kết quả bất ngờ: Anh Tới bị tắc ống dẫn tinh, không có tinh trùng. Khi nghe bác sĩ thông báo không có khả năng sinh con, anh Tới dường như ngã khụy. Bác sĩ có tư vấn phương pháp xin tinh trùng nhưng lúc đó do quá sốc nên 2 vợ chồng không nghĩ được gì.
Thời gian sau đó, anh Tới chán nản, buông xuôi, không muốn làm gì nữa. "Khi các bác sĩ thông báo tôi không có tinh trùng, tôi rất sốc, không thiết tha gì nữa, thậm chí không muốn đi làm nữa, bỏ hết công việc, chỉ đi chơi thôi. Phải mất đến 2 năm tôi mới lấy lại thăng bằng" - anh Tới tâm sự.
Nhiều người khuyên anh chị nên xin con nuôi, nhưng anh Tới chỉ lắc đầu.
Năm 2009, quá chán nản, anh Tới muốn "giải thoát" cho vợ. Anh nghĩ đằng nào mình cũng không thể mang lại hạnh phúc gì cho cô ấy, thì thôi, để cô ấy đi tìm hạnh phúc mới, dù tim anh đau như cắt. Anh Tới nói với vợ: "Anh vô sinh, tương lai không có, con cái thì không, mà người phụ nữ không có con thì khổ lắm, ở với anh như thế vô vị. Người ngoài lời ra tiếng vào, hay chúng ta ly hôn để cho em đi tìm hạnh phúc mới?"
Thế nhưng, tình yêu của đôi vợ chồng ấy lớn hơn mọi thử thách của cuộc đời. Yêu nhau 4 năm từ lúc đang học phổ thông, rồi mới quyết định đi đến hôn nhân. Dù nhiều năm trời cố gắng vẫn chưa có con, chị Nga nhất quyết không ly hôn, dù chồng có "mở lời" về một tương lai mới.
Hành trình 18 năm hái "trái ngọt"
Quyết tâm sống với nhau, cùng nhau vượt gian khó đi tìm con, anh chị chạy chữa khắp nơi. Cứ ai mách thuốc gì, thầy ở đâu giỏi, họ cũng nghe theo, cũng đi tìm cho bằng được. Nhưng đổi lại không được kết quả gì, tiền bạc cứ trôi tuột đi theo hy vọng xa vời của cả hai vợ chồng.
"Năm 2010 biết đến kỹ thuật chọc hút mao tinh hoàn tại một bệnh viện tư, tôi phải lấy hết bình tĩnh và dũng cảm, đến đó kiểm tra 1 lần nữa, may thay bác sĩ thông báo kết quả tốt. Được bác sĩ tư vấn, chúng tôi 2 lần chọc hút, cấy ghép phôi, chuyển phôi vào năm 2013, 2015 nhưng đều thất bại" - anh Tới kể lại.
Như một cơ duyên, năm 2017, anh chị quyết định thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tại Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản- Bệnh viện Bưu điện. Tại đây, các bác sĩ đã áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), giúp anh chị nuôi cấy được 16 phôi, chuyển 2 phôi thành công. Chị Nga mang song thai. Năm 2018, anh chị chào đón 2 cô công chúa nhỏ dễ thương và xinh xắn là Nguyễn Ngọc Ánh (nặng 2,4 kg) và Nguyễn Ánh Dương (nặng 2,7 kg).
"Vợ tôi hy sinh rất nhiều vì chồng, vì con cái. Nếu không có vợ đồng hành, chia sẻ giờ này cũng không được như này"- anh Tới xúc động nói về vợ.
Chia sẻ tại ngày hội tư vấn cho các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn 2019, bác sĩ Nguyễn Thị Nhã - Trưởng Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản (Bệnh viện Bưu điện) cho biết: "Hiện nay, tỉ lệ thụ tinh bằng phương pháp IVF/ICSI của trung tâm đạt trên 70%, tỉ lệ có thai đạt gần 60%, tỉ lệ trẻ sống đạt 43%. Chúng tôi cố gắng làm sao mang đến tiếng cười, niềm vui và hạnh phúc cho các gia đình từng đứng bên bờ vực tuyệt vọng vì vô sinh".
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.