Kết hôn năm 2007, năm sau họ sinh hạ một bé trai kháu khỉnh. Tuy nhiên, suốt hơn 10 năm sau đó, anh chị cứ “thả tự do” suốt mà chẳng hiểu sao không thể nào có thai. Sức ép lắm chứ, cũng lời ra tiếng vào đồn đại rồi sự lo lắng dâng mãi lên trong đại gia đình.
Đã nhiều lần muốn đi khám và điều trị để tìm nguyên nhân, song vì mải lo mưu sinh chật vật, nhà cũng chẳng dư dả gì, lại cứ lần lữa hy vọng kiên trì chờ đợi trời sẽ cho bằng con đường hoàn toàn tự nhiên...
Cuối cùng, sau 9 năm chờ đợi, nghe nhiều người ca ngợi cái "Tâm" và công nghệ “biến có thành không” cho các cặp vợ chồngvô sinh hiếm muộn của TS.BS Lê Vương Văn Vệ và Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ, năm 2016, hai vợ chồng Hoàn Quyên đã tìm ra Hà Nội gặp ông Vệ và khám.
Tuy nhiên, sau khi phát hiện ra chị Quyên bị bệnh tắc cả hai vòi trứng với những biểu hiện tương đối phức tạp và buộc phải làm thụ tinh trong ống nghiệm, thì anh chị lại rất băn khoăn. Vả lại, phía TS Vệ cũng cầu toàn muốn có một công nghệ xuất sắc hơn, điều kiện chín muồi hơi cho việc giúp đôi vợ chồng này vượt qua bệnh tật, “có em bé” một cách ngoạn mục nhất.
Anh Hoàn cho biết, họ trở về quê và suy nghĩ khá lâu. Ngại đường xa, ngại tốn kém, cũng có ý chờ công nghệ thêm tiên tiến. Phải đến đúng 11 năm sau, kể từ buổi khám đầu tiên, sau khi đọc kĩ các bài báo viết về TS.BS Lê Vương Văn Vệ, sau khi tìm hiểu mọi nhẽ, vợ chồng anh Hoàn mới quay lại làm thụ tinh trong ống nghiệm và có được 3 đứa con gái cùng lúc. Khỏi phải nói họ đã vui như thế nào.
Sau khi thăm khám, biết đó là một ca không dễ “làm”, TS Vệ và cộng sự đã luôn “để ý” đến trường hợp nhà anh Hoàn. Khi công nghệ cho phép, học trò của ông Vệ là BS Luyện Thị Ngọc Dung đã liên lạc với bệnh nhân. Thậm chí, hôm ấy, chị Quyên đi vào TP HCM thăm bà con và kết hợp công việc, khi phát hiện mình có kinh nguyệt, chị đã chủ động gọi cho bác sĩ Dung của Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ.
Dù lịch kích trứng chưa đến, nhưng nghe mô tả từng chi tiết, biết “thời cơ vàng” đã đến, BS Dung hỏi chị Quyên: "chị có “máu lửa” bay ngược ra Hà Nội và đến viện ngay không?". Bỏ tất cả, con cái là quan trọng. Vừa đặt chân đến sân bay Tân Sơn Nhất, chị Quyên tìm cách bay ngược ra Bắc khẩn cấp.
Ngày 30.4.2018, sau thời gian kích trứng, BS Dung và cộng sự tiến hành lấy trứng của chị Quyên ra ngoài, kết hợp với tinh trùng của anh Hoàn - chồng chị Quyên, đem đi nuôi trong ống nghiệm. Họ chọc 19 trứng, làm được 12 phôi tốt, chuyển phôi lần đầu đã đậu được 3 thai.
Gia đình và bác sĩ nín thở chờ đợi thời khắc “phục kích” suốt gần một vòng quay con giáp (12 năm) để đón nhận thành quả. Tuy nhiên, chỉ 7 tuần sau, cơ thể chị Quyên lại lên tiếng. Chị Quyên bị bong nhau thai tới 50%, đồng thời ra máu nhiều, nguy cơ xảy thai cao.
Được tư vấn điều trị giảm thiểu nguy cơ tại bệnh viện, rồi khi về lại quê nhà, tham khảo ý kiến những người từng thụ tinh trong ống nghiệm khác, Quyên đã tiến hành kiêng khem giữ gìn các em bé theo những phương pháp rất khoa học.
Kết quả là ngày 8.3.2019, tại Bệnh viện Sản nhi Ninh Bình, anh Hoàn chị Quyên cùng gia đình tưng bừng đón lần lượt 3 “nàng công chúa” ra đời, chị cả 1,9kg; chị hai 2kg và em út 1,7 kg. Chuyện cứ như là trong cổ tích vậy.