Gọi khoai sọ là 'thần dược của nhà nghèo’ nhưng không phải ai cũng biết những công dụng tuyệt vời này đối với sức khỏe
Khoai sọ có tên khoa học là Colocasia esculenta, thuộc họ ráy. Thân được chia làm hai phần, thân chính (rễ) phình to thành củ, gồm một củ cái và nhiều củ con mọc xung quanh. Phía trên là thân giả phát triển thành các bẹ lá, xếp lại với nhau.
Với nguồn gốc từ Đông Nam Á và Ấn Độ, ở nước ta cũng có nhiều loại giống phổ biến như: khoai sọ trắng và khoai sọ núi,… Chúng thường mọc dại và được trồng ở một số vùng nông thôn để lấy củ ăn. Bởi vì ngoài hàm lượng lớn xơ và tinh bột, khoai sọ còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: Protein, chất béo, canxi, sắt, mangan, vitamin C, vitamin E,…
Dưới đây là những tác dụng bất ngờ mà khoai sọ đem lại, khiến nó được mệnh danh là “thần dược của nhà nghèo".
Tốt cho tim mạch
Khoai sọ có chứa nhiều khoáng chất như kali, kẽm, đồng, sắt, manga và magie tốt cho sức khỏe. Kali là thành phần quan trọng của tế bào và chất dịch của cơ thể, góp phần điều hòa nhịp tim. Đối với người có huyết áp cao, kali còn có tác dụng ổn định và làm giảm huyết áp; Trong khoai sọ còn chứa hơn 17 loại acid amin rất cần thiết cho cơ thể và chứa omega-3 và 6 rất tốt với tim mạch, góp phần ngăn ngừa ung thư cũng như phòng tránh bệnh tật nói chung.
Bổ lá lách, dạ dày
Lá lách giúp sản sinh ra các tế bào máu, lưu trữ máu và tạo ra các kháng thể có khả năng chống lại virus, còn dạ dày giúp tiêu hóa thức ăn. Nếu lá lách và dạ dày khỏe mạnh, cơ thể sẽ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và máu nhằm duy trì sự phát triển của cơ thể.
Các chất dinh dưỡng trong khoai sọ khi được hấp thụ vào cơ thể, sẽ đi vào lá lách, dạ dày, tác dụng nuôi dưỡng hai bộ phận quan trọng này của cơ thể. Vì vậy, đối với những người muốn nâng cao chức năng lá lách và dạ dày thì nên sử dụng loại thực phẩm này trong bữa ăn của mình để bồi bổ cơ thể.
Ngăn ngừa suy nhược cơ thể
Lượng gluxit được đưa vào mỗi ngày nên chiếm 60 - 70% tổng năng lượng, đây là nhu cầu năng lượng cần thiết mà các chuyên gia dinh dưỡng đã nhận định. Và theo nghiên cứu thì trong khoai sọ chứa nhiều gluxit góp phần nuôi dưỡng tế bào thần kinh và chống suy nhược cơ thể. Nhất là đối với người mới ốm dậy, người bị gầy thì nên dùng canh khoai sọ móng giò hay khoai sọ nấu thịt sẽ giúp cơ thể mau chóng phục hồi.
Giảm cân
100g khoai sọ có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 112 calo, trong khi khoai tây chỉ nạp vào 87 calo. Do đó, loại khoai này mang đến năng lượng dồi dào giúp bạn thực hiện các hoạt động sống.
Ngoài ra, lượng Carbohydrate phức hợp trong khoai sọ còn có tác dụng làm chậm tiêu hóa giúp no lâu, đồng thời giảm cảm giác thèm ăn. Đặc biệt, chúng còn ít chất béo và giàu protein nên rất phù hợp với những người đang có mong muốn giảm cân.
Những người không nên ăn khoai sọ
- Người mắc các bệnh dị ứng như nổi mề đay, chàm, hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng vì nó làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh.
- Người bị đờm là những người không nên ăn khoai sọ. Điều này là do nó có thể làm tăng lượng đờm trong cơ thể và cản trở sự phục hồi của bệnh.
- Hạn chế hoặc không nên cho trẻ ăn khoai vì hệ tiêu hóa của trẻ con yếu nên tiêu hóa khoai tương đối chậm.
- Bị gout không nên ăn khoai sọ. Bởi trong khoai có chứa hàm lượng lớn calci oxalat dẫn đến làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh gout.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...