Giá đỗ là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang tìm kiếm một loại thực phẩm ít calo, ít chất béo, giàu protein, ít carb, nhiều dinh dưỡng. Loại thực phẩm này cũng chứa chất béo lành mạnh (không bão hòa đơn và không bão hòa đa).

Trong khi bản thân đậu là một nguồn protein tốt, thì việc nảy mầm sẽ làm tăng số lượng và khả dụng sinh học của protein. Ngoài ra, với sự hiện diện của một lượng lớn chất xơ, giá đỗ đặc biệt có lợi cho những người có vấn đề về sức khỏe như béo phì, cholesterol cao và người bệnh tiểu đường. Giá cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim nhờ khả năng chống oxy hóa.

Ảnh minh họa: Internet

Giá đỗ còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Một khẩu phần ăn một cốc (khoảng 110 gr) giá đỗ cung cấp khoảng 23% lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày, khiến giá đỗ trở thành nguồn cung cấp vitamin này dồi dào.

Không xào giá đỗ cùng gan

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, không nên xào giá đỗ với gan, bởi chúng kỵ nhau. Các chuyên gia dinh dưỡng giải thích, giá đỗ có rất nhiều vitamin C, nếu ta xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đỗ cùng một lúc hoặc trong thời gian gần nhau sẽ làm vitamin C bị oxy hoá và món ăn sẽ không còn chất dinh dưỡng.

Không ăn khi bụng đói

Rau giá đỗ có tính mát, lành, nhưng những người có biểu hiện chân tay lạnh thiếu lực, đau nhức chân tay, đi ngoài phân lỏng thì không nên ăn, vì với tính hàn trong giá đỗ, nếu ăn vào sẽ làm bệnh tình nặng thêm. Đặc biệt không ăn khi bụng đói vì sẽ không tốt cho dạ dày.

Không ăn giá đỗ thường xuyên

Giá đỗ là một loại rau khá nhiều chất dinh dưỡng, nếu loại rau này được làm theo một cách thông thường chỉ là ngâm - ủ truyền thống thì nó rất sạch sẽ và an toàn.

Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, hiện nay vì lợi ích kinh tế, người làm giá đỗ bán thường sử dụng một số loại thuốc kích thích để tăng năng suất. Vì thế, nếu ăn giá đỗ “bẩn” trong thời gian dài sẽ rất nhiều hệ lụy, trong đó phải kể tới bệnh nguy hiểm như ung thư.

Những người nên hạn chế ăn giá đỗ

Người bị dị ứng với đậu: Giá đỗ thường được làm từ các loại đậu như đậu xanh, đậu nành, đậu đen. Do đó, những người có cơ địa dị ứng với đậu cần tuyệt đối tránh xa giá đỗ. Phản ứng dị ứng có thể biểu hiện qua các triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mề đay, khó thở, sưng phù mặt hoặc cổ họng, thậm chí có thể dẫn đến sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng.

Người có hệ tiêu hóa yếu: Giá đỗ có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, đầy hơi, tiêu chảy, đặc biệt là khi ăn sống hoặc ăn lúc đói. Những người có hệ tiêu hóa kém, thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi nên hạn chế ăn giá đỗ hoặc chỉ nên ăn sau khi đã được chế biến chín kỹ.

Người chân tay lạnh, yếu: Nếu chân tay thường xuyên lạnh, thiếu lực, lưng, chân đau nhức, đi ngoài phân lỏng… ăn giá đỗ sẽ khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.

Ảnh minh họa: Internet

Người đang uống thuốc: Giá đỗ có khả năng giải độc nên có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc. Do đó, nếu đang uống thuốc không nên ăn giá đỗ, hoặc ăn gần với thời gian uống thuốc.