Gia đình có 5 chị em cùng mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ đưa ra khuyến cáo
Ông T.V.Đ (84 tuổi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) được gia đình đưa vào Bệnh viện Nội tiết Trung ương cấp cứu. Ông Đ. mắc tiểu đường đã nhiều năm nhưng có ý thức kiểm soát đường huyết tốt nên sức khỏe ổn định.
Khi ông Đ. bị sốt, người thân nhanh chóng phát hiện và đưa đến Bệnh viện Nội tiết Trung ương thăm khám. Sau 3 ngày thở máy, bệnh nhân đã có tiến triển tốt hơn và tự thở.
Gia đình ông Đ. có 5 chị em cùng mắc bệnh tiểu đường. Mọi người đều tìm hiểu kỹ về bệnh và thực hiện theo tư vấn của bác sĩ.
Tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường đang có xu hướng gia tăng, đây được coi là “đại dịch không lây nhiễm”. Việt Nam có 7 triệu người mắc và hơn 50% bệnh nhân có biến chứng. Tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, số ca nhập viện cấp cứu do biến chứng tiểu đường ngày càng tăng, đặc biệt là người trẻ.
Anh N.V.L. (Thái Nguyên) mắc bệnh tiểu đường từ 10 năm trước, đang điều trị tại Bệnh viện Nội tiết trung ương. Anh còn bị rối loạn mỡ máu nhưng việc ăn uống, lối sống không lành mạnh nên hằng năm đều phải vào viện nhiều lần.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đăng Quân - Phó Trưởng khoa Điều trị tích cực, cho biết, người bệnh tiểu đường nhập viện cấp cứu đều trong tình trạng nặng. Bệnh chưa có điều trị can thiệp triệt để, chủ yếu phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ như thay đổi chế độ ăn, tập thể dục và uống thuốc.
Người bệnh sẽ có sức khỏe ổn định khi kiểm soát tốt đường huyết; tầm soát và phát hiện sớm các tổn thương cơ quan nhằm ngăn chặn và điều trị kịp thời.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Hữu Thành - Khoa Dinh dưỡng lâm sàng và Tiết chế, cho biết dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng với bệnh tiểu đường. Nếu dinh dưỡng hợp lý sẽ quản lý đường huyết tốt, giảm biến chứng.
Người bệnh tiểu đường không chỉ tăng đường huyết mà còn kèm theo các rối loạn khác như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp.
Đây là bệnh lý mang tính chất gia đình. Các nghiên cứu cho thấy con cái có khả năng di truyền bệnh tiểu đường từ cha mẹ rất cao, có thể lên tới 75% nếu cả cha và mẹ cùng mắc bệnh này. Nếu chỉ có bố hoặc mẹ mắc bệnh thì xác suất con bị bệnh là 15-20%.
Ngoài ra, lối sống tốt sẽ dự phòng biến chứng tiểu đường, các bệnh lý chuyển hóa khác.
Theo bác sĩ Thành, người bệnh chỉ cần hạn chế một số thực phẩm gây tăng đường huyết nhanh như bánh kẹo, hoa quả ngọt như nhãn, vải, nước ngọt, trà sữa. Bệnh nhân cần ăn cân đối chất đạm, chất béo, chất xơ, khoáng chất.
Chất đường bột: Ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt. Hạn chế xôi, bánh chưng, các ngũ cốc đã qua chế biến như bánh mì trắng, bánh bông lan.
Chất đạm: Tăng cường ăn thịt gia cầm, cá; thực phẩm chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo.
Rau và chất xơ: Nên ăn nhiều rau xanh, ăn trước cơm, thịt.
Trái cây: Hạn chế các loại quả ngọt như nhãn, sầu riêng, mít, xoài chín; chọn các loại ít ngọt như ổi, cam, bưởi ăn lượng vừa đủ, nên ăn nguyên miếng không ép nước, xay sinh tố; bổ sung đủ nước, duy trì hoạt động thể lực hằng ngày.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....